Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Giới đầu tư thận trọng trước loạt dữ liệu quan trọng sắp được công bố

 Phố Wall tăng nhẹ vào thứ Hai (10/7), nhờ bình luận của một số quan chức Fed củng cố quan điểm rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt, dù giao dịch khá thận trọng khi nhiều dữ liệu quan trọng sẽ đến trong tuần này.

Thị trường được ủng hộ nhờ một số quan chức Fed cho biết rằng, việc tiếp tục tăng lãi suất là cần thiết để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao, nhưng sự kết thúc của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại đang đến gần.

Ông Michael Barr, Phó chủ tịch phụ trách vấn đề giám sát của Fed nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở rất gần đoạn kết của chu kỳ thắt chặt này”.

“Việc Fed còn tăng lãi suất thêm 1 hay 2 lần nữa không quan trọng bằng việc khi nào thì họ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Tôi cho rằng việc bao giờ Fed bắt đầu hạ lãi suất mới là điều đáng quan tâm”, Greenhaus, nhà quản lý quỹ tại Solus Alternative Asset Management cho biết.

Tuy nhiên, giao dịch vẫn khá thận trọng khi giới đầu tư sẽ đón nhận các dữ liệu quan trọng hàng đầu như báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ sẽ công bố vào ngày 12/7, tiếp theo là báo cáo chỉ số giá sản xuất PPI vào ngày 13/7.

Bên cạnh đó, thị trường cũng khá im hơi lặng tiếng chờ đợi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý, với một số ngân hàng lớn của Mỹ sẽ là những doanh nghiệp khởi động.

“Thị trường rõ ràng đã sẵn sàng cho việc mở cửa mùa báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng các nhà đầu tư cũng quá tập trung theo dõi đến chỉ số giá tiêu dùng và triển vọng lãi suất”, Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại LPL Financial ở Charlotte, Bắc Carolina cho biết.

Kết thúc phiên 10/7, chỉ số Dow Jones tăng 209,52 điểm (+0,62%), lên 33.944,40 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,58 điểm (+0,24%), lên 4.409,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 24,77 điểm (+0,18%), lên 13.685,48 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng, với lĩnh vực du lịch & giải trí dẫn đầu mức tăng, giúp hạn chế tác động của dữ liệu lạm phát yếu từ Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,17% lên 448,41 điểm/

Cổ phiếu du lịch và giải trí châu Âu tăng 1,3%, phục hồi từ mức giảm hơn 4% trong tuần trước.

Chris Beauchamp, nhà phân tích thị trường trưởng tại nền tảng giao dịch trực tuyến IG cho biết: “Bầu không khí ảm đạm hôm thứ Sáu đã phai nhạt đến một mức độ nào đó trong ngày hôm nay và chứng khoán đã cố gắng lấy lại một số điểm đã mất”.

Dữ liệu hôm thứ Hai cho thấy giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 7 năm vào tháng Sáu, trong khi giá tiêu dùng trên bờ vực giảm phát.

“Trong khi lạm phát có dấu hiệu cứng đầu ở các nền kinh tế khác, các yếu tố khiến giảm phát lại đang hoạt động ở Trung Quốc. Nhu cầu bị dồn nén ban đầu sau khi các hạn chế về đại dịch nước này được dỡ bỏ đang xì hơi”, Susannah Streeter, người đứng đầu bộ phận tiền tệ và thị trường tại Hargreaves Lansdown cho biết.

Chứng khoán châu Âu gần đây đã bị áp lực bởi những thông điệp diều hâu từ các nhà hoạch định chính sách tại nhiều ngân hàng trung ương và dữ liệu kinh tế phục hồi của Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất sẽ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài hơn.

Các nhà giao dịch cũng sẽ theo dõi sự khởi động của mùa báo cáo thu nhập của Mỹ vào cuối tuần này. Các báo cáo từ các ngân hàng lớn như JPMorgan, Wells Fargo và Citigroup sẽ cung cấp một bức tranh nhanh về sức khỏe của nền kinh tế.

Kết thúc phiên 10/7: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 16,85 điểm (+0,23%), lên 7.273,79 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 69,76 điểm (+0,45%), lên 15.673,16 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 31,81 điểm (+0,45%), lên 7.143,69 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm phiên giảm thứ năm liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất trong năm nay, bị đè nặng bởi đồng yên mạnh hơn và sự suy yếu trên Phố Wall vào tuần trước.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,61% xuống 32.189,73 điểm. Chỉ số này đã giảm 4,63% kể từ khi đóng cửa ở mức cao nhất trong 33 năm là 33.753,33 điểm trong tuần trước đó. Chỉ số Topix giảm 0,51% xuống 2.243,33 điểm.

Phiên này, cổ phiếu năng lượng là lĩnh vực duy nhất tăng, sau khi dầu thô tăng 2 USD lên mức cao nhất trong chín tuần vào thứ Sáu.

Cổ phiếu hoạt động kém nhất trên Nikkei 225 là Yaskawa Electric, giảm 3,44% sau khi báo cáo kết quả tài chính đáng thất vọng khi mùa báo cáo thu nhập của Nhật Bản đang diễn ra.

Các nhà sản xuất ô tô cũng hoạt động kém hiệu quả sau khi đồng tiền của Nhật Bản mạnh lên khoảng 2 yên so với đồng USD vào thứ Sáu với Nissan mất 2,55%, trong khi Honda giảm 1,72%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi việc công bố dữ liệu kinh tế yếu kém trong tuần trước đã thúc đẩy những hy vọng về việc sớm có các biện pháp kích thích và những dấu hiệu tan băng trong quan hệ Trung-Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,22% lên 3.203,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,49% lên 3.844,33 điểm.

Tâm lý thị trường được hỗ trợ bởi các dấu hiệu cải thiện trong quan hệ Trung-Mỹ. Sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết 10 giờ gặp gỡ các quan chức cấp cao Trung Quốc trong chuyến công du tuần trước là “trực tiếp” và “hiệu quả”.

Giá cổng nhà máy của Trung Quốc đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn bảy năm rưỡi vào tháng 6, phản ánh sự rằng nền kinh tế nước này đã mất đà phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhưng cũng làm dấy lên hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn.

Chứng khoán Hồng Kông cũng nhích lên nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ với cái tên Alibaba nhận được sự chú ý.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,62% lên 18.479,72 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,59% lên 6.235,24 điểm.

Chỉ số công nghệ Hang Seng tăng tới 3,2%, dẫn đầu là Alibaba, mở cửa cao hơn 5,5%, sau thông tin Trung Quốc đã Ant Group (đơn vị của Alibaba) số tiền 984 triệu USD vì vi phạm luật pháp và quy định, làm dấy lên hy vọng rằng một cuộc đàn áp quy định kéo dài nhiều năm đối với lĩnh vực fintech đã kết thúc.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy những tín hiệu trái chiều về con đường chính sách tiền tệ trong tương lai của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 6,01 điểm, tương đương 0,24% xuống 2.520,70 điểm.

“Thị trường không có định hướng và không có động lực dẫn dắt, trong khi các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ”, Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities, cho biết.

Cổ phiếu tài chính Hàn Quốc tăng trở lại nhờ nỗ lực của chính phủ nhằm xoa dịu những lo lắng của thị trường về tác động lan tỏa từ sự cố tại Hợp tác xã Tín dụng Cộng đồng MG.

Kết thúc phiên 10/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 198,69 điểm (-0,61%), xuống 32.189,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,09 điểm (+0,22%), lên 3.203,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 114,02 điểm (+0,62%), lên 18.479,72 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 6,01 điểm (-0,24%), xuống 2.520,70 điểm.

Giá dầu thô giảm do lo ngại của việc Fex sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng này. Tuy nhiên, việc cắt giảm nguồn cung từ các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia và Nga đã hạn chế đà giảm.

Kết thúc phiên 10/7, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,87 USD/thùng (-1,2%), xuống 72,99 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,78 USD/thùng (-1,00%), xuống 77,69 USD/thùng.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO