Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Làm rõ các dạng biểu biểu đồ trong phân tích kỹ thuật

 

Đối với các nhà giao dịch (trader) theo trường phái phân tích kỹ thuật thì biểu đồ là một công cụ không thể thiếu. Trong thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa cũng vậy, các trader thường sử dụng 3 loại biểu đồ chính. Biểu đồ đường (line chart), thanh (bar chart) và nến nhật (candlestick chart). Phân tích dựa trên các dạng biểu đồ này để có thể xác định khi nào nên mua và khi nào nên bán.

 

Biểu đồ đường (Line chart):

Biểu đồ đường được hiểu đơn giản là những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong một khung thời gian nhất định.

Biểu đồ đường là loại biểu đồ đơn giản nhất, cung cấp cho các nhà giao dịch có cái nhìn nhanh về các xu hướng thị trường chính bên cạnh các mức hỗ trợ và kháng cự. Nếu bạn muốn xem thị trường nhanh trong nháy mắt, biểu đồ đường có thể rất hữu ích trong trường hợp này.

Nhược điểm: Biểu đồ đường không thể hiện biến động giá trong khung thời gian. Ví dụ với biểu đồ đường khung 1 giờ, bạn chỉ biết được giá đóng cửa sau 1 giờ, nhưng không biết giá đã biến động tăng/giảm như thế nào trong 1 giờ đó.

 

Ví dụ biểu đồ đường trong line chart

Ưu điểm:

– Dễ sử dụng và dễ nhận biết với người không chuyên.

– Ít bị nhiễu bởi các biến động trong phiên, dễ nhận dạng đường xu hướng.

Nhược điểm:

Độ nhạy của TTCK hiện nay rất cao, mức độ chênh lệch lớn, biến động phức tạp nên nó mang lại hiệu quả thấp khi phân tích, đặc biệt là để đầu tư ngắn hạn.

Biểu đồ thanh (Bar chart):

Biểu đồ thanh thì phức tạp hơn một chút vì nó thể hiện các mức giá của một loại hàng hóa trong một đơn vị thời gian:

  • Giá mở cửa
  • Giá đóng cửa
  • Giá cao nhất
  • Giá thấp nhất

Tùy theo khung thời gian giao dịch mà 1 thanh biểu thị cho chuyển động giá trong khung thời gian đó. Ví dụ nếu bạn chọn khung thời gian H1, thì 1 thanh đại diện cho giá chuyển động trong 1giờ.

Dưới đây là một ví dụ về thanh giá:

  • Toàn bộ thanh biểu thị cho toàn bộ phạm vi giao dịch của một loại hàng hóa trong một khung thời gian nhất định.
  • Phần dưới cùng của thanh thể hiện mức giá giao dịch thấp nhất trong khung thời gian giao dịch đó (Low)
  • Phần trên cùng của thanh thể hiện mức giá giao dịch cao nhất trong khung thời gian giao dịch (High)
  • Thanh gạch ngang bên trái của thanh là giá mở cửa (Open) và bên phải là giá đóng cửa (Close)

 

Xem thêm:

 

Ví dụ về biểu đồ thanh trong phân tích kỹ thuật

Ưu điểm:

Cung cấp cụ thể và chi tiết cho các trader giúp họ xác định các Levels chính và dữ liệu chuyên sâu

Vì biểu đồ thanh hiển thị giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cưa cho từng thời kì, nên co rất nhiều thông tin mà các nhà kinh doanh và nhà đầu tư có thể sử dụng trên biểu đồ thanh

Nhược điểm:

Với các kiểu thời gian khác nhau thì biểu đồ thanh không phù hợp với tất cả các trader;;

Biểu đồ thanh 1 phút, hiển thị thanh giá mới mỗi phút sẽ hữu ích cho người giao dịch trong ngày nhưng lại không hữu ích với các nhà đầu tư

Biểu đồ thanh hàng tuần cho thấy một thanh mới cho sự chuyển động giá của mỗi tuần, có thể phù hợp với một nhà đầu tư dài hạn, nhưng không phù hợp vơi nhà giao dịch trong ngày

Biểu đồ nến (Candlesticks Chart):

Tương tự như biểu đồ thanh, biểu đồ nến vẫn thể hiện sự biến động giá trong một khung thời gian nhất định.

Cấu tạo của một nến Nhật:

  • Biểu đồ nến Nhật khắc phục được nhược điểm của biểu đồ dạng thanh bằng cách hiển thị giá mở cửa và đóng cửa:
  • Thanh giá: Giá mở cửa là gạch ngang phía bên trái của thanh và giá đóng cửa là gạch ngang phía bên phải của thanh
  • Nến Nhật: Giá mở cửa và giá đóng cửa được xác định dựa vào màu của nến. Nến tăng khi thân nến màu trắng hoặc màu xanh, khi này giá bên dưới là giá mở cửa và giá bên trên là giá đóng cửa. Ngược lại khi thân nến màu đen hoặc màu đỏ, thể hiện giá giảm, giá bên trên sẽ là giá mở cửa, giá bên dưới là đóng cửa

Theo truyền thống, nến Nhật tăng có thân nến màu trắng, nến giảm có thân nến màu đen. Tuy nhiên hầu hết trader đều lựa chọn màu xanh cho nến tăng và màu đỏ cho nến giảm để dễ dàng nhận biết biến động giá

 

Ví dụ về biểu đồ nến Nhật

Ưu điểm:

– Thể hiện rõ các mức giao động chứng khoán trong ngày.

– Có thể tạo thành các nhóm nến (1-5 nến), để phục vụ giao dịch ngắn hạn và siêu ngắn hạn.

– Sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Nhược điểm:

– Sự phức tạp khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO