VN-Index lên 1.290 điểm; Lợi nhuận nhà băng kỳ vọng cải thiện; Công ty chứng khoán giành giật miếng bánh thị phần; Cổ đông doanh nghiệp dược “ấm túi”; Nhật Bản họp khẩn sau khi đồng yên rớt giá xuống mức thấp nhất 34 năm; Quan chức Fed: Số liệu lạm phát ‘đáng thất vọng’, cần neo cao lãi suất lâu hơn dự kiến…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 28/3 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 100.000/lượng, hiện đứng ở mức 79,00 – 81,02 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 16,1 USD lên 2.194,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng có thời điểm vượt 2.200 USD, trước khi giảm nhẹ vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,72 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.003 đồng/USD, tăng 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.610 – 24.950 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm xuống ngưỡng 69.200 USD thì sang phiên hôm nay đã dần hồi phục và lấy lại ngưỡng 70.000 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,49 USD (+0,60%), lên 81,84 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,45 USD (+0,52%), lên 86,58 USD/thùng.
VN-Index lên trên 1.290 điểm
Sau khi tăng nhanh và hạ nhiệt về cuối phiên trong phiên sáng, thị trường bước vào phiên chiều cố gắng lấy lại ngưỡng 1.290 điểm, nhưng đều không thành công do bảng điện tử phân hóa mạnh, trong khi các trụ cột ngoài TCB khởi sắc thì đều chững lại.
Tuy vậy, khá nhiều bluechip sau đó đã nới đà đi lên, dù không mạnh nhưng cũng đủ giúp VN-Index chạm đến ngưỡng điểm trên trước khi bước vào phiên ATC và giữ được mốc điểm này khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 42,13 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 1.281,88 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 28/3: VN-Index tăng 7,09 điểm (+0,55%), lên 1.290,18 điểm; HNX-Index tăng 1,07 điểm (+0,44%), lên 243,92 điểm; UpCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,33%), lên 91,48 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ hồi phục trong phiên thứ Tư (27/3), khi các nhà đầu tư hướng sự tập trung dữ liệu lạm phát và bình luận của chủ tịch Fed để biết thêm về con đường của lãi suất trong tương lai.
Giới đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ được công bố vào Thứ Sáu, khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
Kết thúc phiên 27/3: Chỉ số Dow Jones tăng 477,15 điểm (+1,22%), lên 39.760,08 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 44,91 điểm (+0,86%), lên 5.248,49 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 833,82 điểm (+0,51%), lên 16.399,52 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi phần lớn các công ty trong chỉ số chính có ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức cho năm 2023, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước sự can thiệp của chính quyền vào thị trường tiền tệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,46% xuống 40.168,07 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,73% xuống 2.750,81 điểm.
Đồng yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD vào thứ Tư, khiến ba cơ quan tiền tệ chính của Nhật Bản tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận.
“Thị trường thận trọng về khả năng can thiệp tiền tệ. Không rõ chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp ở cấp độ nào và khi nào”, Shuji Hosoi, chiến lược gia cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết.
Trong một cuộc họp báo sau đó, nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu Masato Kanda cho biết ông “sẽ không loại trừ bất kỳ bước nào để đối phó với các thị trường ngoại hối mất cân bằng”.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, với kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ quyết liệt hơn trong việc tung ra biện pháp kích thích nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,59% lên 3.010,66 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,52% lên 3.520,96 điểm.
Nhà lập pháp hàng đầu Zhao Leji cho biết rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phục hồi của thế giới, hứa hẹn mở cửa hơn nữa đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đạo các quan chức tài chính đưa phương pháp bơm thanh khoản gây tranh cãi vào bộ công cụ chính sách tiền tệ chủ động.
“Cần phải làm phong phú hộp công cụ chính sách tiền tệ,” đoạn trích trong Trích đoạn Bài phát biểu về Công tác Tài chính của Tập Cận Bình. “Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phải tăng dần giao dịch trái phiếu kho bạc trong hoạt động thị trường mở của mình.”
Việc chỉ đạo ngân hàng trung ương mua thêm trái phiếu kho bạc là động thái hiếm gặp và bất ngờ ở Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông hồi phục khi ông Tập đưa ra thông điệp lạc quan về thị trường, khi gặp các CEO của các doanh nghiệp Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,91% lên 16.541,42 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,44% lên 5.810,79 điểm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp đại diện cộng đồng doanh nghiệp, chiến lược và học thuật Mỹ tại Bắc Kinh sau khi nước này tổ chức một loạt sự kiện cấp cao trong tuần. Cuộc gặp được giới chuyên gia Trung Quốc đánh giá là “hiếm hoi” giữa lãnh đạo cấp cao nước này với đại diện của Mỹ.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, với mức giảm dẫn đầu là các hãng xe ô tô, trong khi giới đầu tư nhìn chung cũng thận trọng đứng ngoài trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 9,29 điểm, tương đương -0,34%, xuống 2.745,82 điểm.
Kết thúc phiên 28/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 364,70 điểm (+0,90%), lên 40.762,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,34 điểm (-1,26%), xuống 2.993,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 218,37 điểm (-1,31%), xuống 16.399,95 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,98 điểm (-0,07%), xuống 2.755,11 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Lợi nhuận nhà băng kỳ vọng cải thiện
Dù vẫn gặp khó khăn nhất định, song nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng tích cực hơn so với năm 2023..>> Chi tiết
– Công ty chứng khoán giành giật miếng bánh thị phần
Miếng bánh thị phần môi giới “phình to” theo sự gia tăng thanh khoản của thị trường không giúp các công ty chứng khoán hưởng lợi lớn như trước, vì cạnh tranh gay gắt khiến chính sách miễn, giảm phí giao dịch liên tục được kích hoạt..>> Chi tiết
– Cổ đông doanh nghiệp dược “ấm túi”
Trên sàn, hiếm có nhóm ngành nào duy trì chính sách cổ tức cao, đều đặn như dược phẩm. Hàng năm, cổ đông của các doanh nghiệp ngành này “bỏ túi” khoản cổ tức bằng tiền không nhỏ. Đó là chưa kể, cổ phiếu có triển vọng tăng giá nhờ hoạt động M&A sôi động trong ngành..>> Chi tiết
– Nhật Bản họp khẩn sau khi đồng yên rớt giá xuống mức thấp nhất 34 năm
Ba cơ quan tài chính hàng đầu Nhật Bản đã họp khẩn để thảo luận việc sẵn sàng can thiệp thị trường nhằm ngăn chặn các động thái đầu cơ và những hỗn loạn tiền tệ..>> Chi tiết
– Quan chức Fed: Số liệu lạm phát ‘đáng thất vọng’, cần neo cao lãi suất lâu hơn dự kiến
Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller, cho rằng Fed nên thu hẹp mức độ giảm hoặc trì hoãn việc hạ lãi suất để ứng phó với số liệu lạm phát đáng thất vọng..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn