VN-Index lao dốc cuối phiên; Lãi suất giảm, tín dụng khó tăng cuối năm; NIM đang tác động đến cổ phiếu ngân hàng; Vốn rẻ chưa chảy mạnh vào chứng khoán; Bất đồng quan điểm giữa thành viên OPEC+ khiến cuộc họp bị đẩy lùi…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 23/11 giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và không đổi chiều bán so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 70,80 – 71,62 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 8,4 USD xuống 1.989,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng bật lên trên 1.995 USD, nhưng đã giảm về dưới mốc này vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,61 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.915 đồng/USD, tăng 30 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.050 – 24.390 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 36.400 USD thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh lên 37.800 USD, trước khi lùi về 37.600 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,03 USD (-1,34%), xuống 76,07 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,13 USD (-1,38%), xuống 80,87 USD/thùng.
VN-Index lao dốc
Sau phiên sáng giao dịch khá thận trọng và ảm đạm với thanh khoản suy yếu, thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn trạng thái rung lắc nhẹ quanh tham chiếu khá nhàm chán.
Tuy nhiên, bước ngoặt lại đến sau khung thời gian 14h, khi nhà đầu tư mất kiên nhẫn và quyết định bán dứt khoát khiến sắc đỏ rộng và tiếp tục gặp áp lực bán gia tăng trong phiên ATC đã khiến VN-Index đổ đèo, giảm tổng cộng hơn 25 điểm khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 17,28 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 471,83 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/11: VN-Index giảm 25,33 điểm (-2,27%), xuống 1.088,49 điểm; HNX-Index giảm 5,95 điểm (-2,58%), xuống 224,54 điểm; UpCoM-Index giảm 1,09 điểm (-1,26%), xuống 84,95 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Tư (22/11), được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng Fed đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, mặc dù lợi suất trái phiếu kho bạc nhích lên đã hạn chế đà đi lên của thị trường.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đảo chiều tăng cao hơn sau dữ liệu khảo sát lạm phát, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn ở mức 4,4314%.
Kết thúc phiên 22/11: Chỉ số Dow Jones tăng 184,74 điểm (+0,53%), lên 35.273,03 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,43 điểm (+0,41%), lên 4.556,62 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 65,88 điểm (+0,46%), lên 14.265,86 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Lao động.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, với các nhà phát triển bất động sản dẫn đầu mức, trong bối cảnh có các tin tức và kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách để hỗ trợ lĩnh vực này.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,60% lên 3.061,86 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,48% lên 3.561,52 điểm.
Trung Quốc có thể cho phép các ngân hàng cung cấp các khoản vay ngắn hạn không có bảo đảm cho các nhà phát triển bất động sản đủ điều kiện, Bloomberg Tin tức đưa tin vào thứ Năm.
Cũng báo cáo khác rằng Trung Quốc đã đưa Country Garden Holdings Co vào danh sách dự thảo của 50 nhà phát triển đủ điều kiện nhận một loạt các hỗ trợ tài chính.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi nhận trợ lực từ việc hỗ trợ ngành bất động sản từ Đại lục và cổ phiếu công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,99% lên 17.910,84 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,58% lên 6.171,01 điểm.
Chỉ số ngành bất động sản Đại lục tăng tới 6,4% với cổ phiếu của nhà phát triển Longfor Group đã tăng 13%, China Overseas Land and Investment tăng 4,4% và China Resources Land tăng 3%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, khi nhóm cổ phiếu ô tô nhích lên hỗ trợ thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 3,26 điểm, tương đương 0,13%, lên 2.514,96 điểm.
Trong số các đối cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,14% và SK Hynix mất 0,38%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,70%.
Hyundai Motor tăng 0,87% và nhà sản xuất anh em Kia Corp tăng 1,32%.
Kết thúc phiên 23/11: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 18,25 điểm (+0,60%), lên 3.061,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 176,24 điểm (+0,99%), lên 17.910,84 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 3,26 điểm (+0,13%), lên 2.514,96 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Lãi suất giảm, tín dụng khó tăng cuối năm
Lãi suất giảm, song dư nợ cho vay vẫn khó tăng trong mùa cao điểm cuối năm, bởi sức hấp thụ vốn yếu khi sức cầu giảm..>> Chi tiết
– NIM đang tác động đến cổ phiếu ngân hàng
Biên lãi ròng (NIM) ngành ngân hàng tiếp tục bị thu hẹp do tác động trễ của việc hạ lãi suất huy động, trong khi lãi suất cho vay chịu áp lực giảm để hỗ trợ doanh nghiệp..>> Chi tiết
– Vốn rẻ chưa chảy mạnh vào chứng khoán
Lãi suất huy động tại các ngân hàng xuống mức thấp nhất trong lịch sử, nhưng vẫn còn quá sớm để kỳ vọng dòng vốn rẻ chảy mạnh sang kênh chứng khoán..>> Chi tiết
– Bất đồng quan điểm giữa thành viên OPEC+ khiến cuộc họp bị đẩy lùi
Ả Rập Xê Út và các đồng minh dầu mỏ một lần nữa lại đối mặt với bất đồng về hạn ngạch sản lượng đối với các quốc gia thành viên châu Phi, buộc tổ chức phải trì hoãn một cuộc họp quan trọng..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn