Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Nhu cầu tôm của Mỹ tích cực hơn vào nửa cuối năm, cơ hội nào cho tôm Việt?

Nhu cầu tôm của Mỹ tích cực hơn vào nửa cuối năm, cơ hội nào cho tôm Việt?
Nhu cầu tôm của Mỹ tích cực hơn vào nửa cuối năm, cơ hội nào cho tôm Việt?

Vietstock – Nhu cầu tôm của Mỹ tích cực hơn vào nửa cuối năm, cơ hội nào cho tôm Việt?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ sẽ tích cực hơn ở những tháng cuối năm 2023.

VASEP dẫn số liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy nước này đã nhập khẩu 69,501 tấn tôm trong tháng 7/2023, tăng 3% so với cùng kỳ, đánh dấu mức tăng trưởng dương (so với cùng kỳ) lần đầu tiên sau 13 tháng.

Song song đó, VASEP cho biết đơn đặt hàng từ các hãng bán lẻ có xu hướng tăng, nhu cầu cho dịp lễ cuối năm tích cực hơn, nhu cầu nhập hàng phục vụ dịp “Lễ hội ăn chay” (Lent) năm tới cũng nhích lên. Dự báo, tháng 11 và 12 năm nay, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ cũng sẽ tích cực hơn.

Tại Hội thảo Quốc tế Ngành tôm 2023 diễn ra chiều 23/08, ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) nhìn nhận ngành tôm Việt đối mặt nhiều thách thức trong nửa đầu 2023.

Song, ông Lực cho rằng tình hình tiêu thụ sẽ khởi sắc trong 6 tháng cuối năm do giá bán đã quá thấp, trong khi nguồn cung ngày càng giảm cùng với nhu cầu trong mùa lễ hội ở các thị trường lớn tăng lên.

Trong mùa lễ hội, các dịch vụ ở những địa điểm vui chơi, nhà hàng,… sẽ rất sôi động và chắc chắn tôm chế biến sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Điều này phù hợp với ưu thế tôm chế biến sâu của Việt Nam. Hiện, tôm chế biến sâu của Việt Nam đang chiếm thị phần khá tốt ở các thị trường lớn”, ông Lực chia sẻ.

* Chủ tịch Hồ Quốc Lực (FMC): “Tôm Việt đang trong giai đoạn tăng tốc giao hàng”

Trong 10 năm qua, xuất khẩu tôm sang Mỹ lập đỉnh 2 lần

Theo VASEP, Mỹ luôn nằm trong top 4 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Trong 3 năm gần đây (2020-2022), nước này giữ vị trí đứng đầu với giá trị nhập khẩu tôm Việt Nam từ 800 triệu USD đến trên 1 tỷ USD, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Nguồn: VASEP

Trước năm 2013, thời điểm Việt Nam – Mỹ xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ chỉ trên dưới 500 triệu USD. Sau năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi tăng trưởng.

Trong 10 năm sau đó (2013-2022), kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ dao động từ 638 triệu USD đến trên 1 tỷ USD. Trong đó, năm 2014 và 2021, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Năm 2014, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt kỷ lục trên 1.06 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013. Giá tôm trên thị trường Mỹ duy trì ở mức cao là một yếu tố góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này. USD mạnh hơn các tiền tệ khác cùng với nền kinh tế cải thiện giúp đẩy mạnh nhập khẩu tôm vào thị trường này. Từ năm 2016-2018, xuất khẩu tôm sang Mỹ có xu hướng chững lại do thuế CBPG tăng cao.

Năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tương đương mức năm 2014, trên 1.04 tỷ USD. Điều này chủ yếu nhờ doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch, nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm phục hồi nhanh bởi các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và chiến lược mở cửa, sống chung với COVID-19.

Năm 2022, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm so với năm 2021 do lạm phát tại Mỹ tăng kỷ lục, tồn kho còn nhiều trong khi sức mua giảm, giá tôm xuất khẩu sang Mỹ giảm.

Xu hướng giảm của năm 2022 tiếp tục kéo dài sang năm 2023. Tính đến ngày 15/08/2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 405 triệu USD, giảm 30%. Tuy giảm liên tục từ đầu năm nhưng đến tháng 7, xuất khẩu sang Mỹ đã ghi nhận tháng tăng trưởng dương đầu tiên so với cùng kỳ năm trước.

Kha Nguyễn

Theo investing.com 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO