Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Gọi vốn Startup thế nào cho đúng luật?

 

Khởi nghiệp (hay còn gọi là start-up) dường như đã trở thành một xu hướng ở Việt Nam và vấn đề huy động vốn đầu tư nhất là từ các quỹ đầu tư quốc tế vẫn là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, có bao giờ các bạn đã nghĩ đến những rủi ro pháp lý mà mình sẽ đối mặt khi gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài?

 

Tỷ lệ góp vốn

Hiện nay, cách mà các nhà đầu tư sử dụng để hỗ trợ tài chính cho các start – up là mua cổ phần, góp vốn hay đăng ký góp vốn. Và sau đây là một số lưu ý về pháp lý trước khi bạn bắt đầu quá trình gọi vốn.

Trước hết, bạn phải xem những ngành nghề bạn đang hoạt động có được sự đầu tư nước ngoài hay không? Và nếu được đầu tư thì tỷ lệ góp vốn của họ cao  nhất là bao nhiêu? Lí do bởi  nhiều lĩnh vực kinh doanh bị cấm hoặc bị hạn chế tỷ lệ góp vốn, có thể lấy ví dụ dịch vụ cung cấp viễn thông bị giới hạn tỷ lệ vốn góp nhằm mục đích bảo vệ an ninh kinh tế và sự phát triển của một số loại hình dịch vụ còn khá mới ở Việt Nam. Dưới đây là danh sách những ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư, đối với những mặt hàng bị giới hạn tỷ lệ vốn góp, cổ phần trong vốn điều lệ, bạn có thể tham khảo tại biểu mẫu cam kết WTO của Việt Nam.

 

Tỷ lệ góp vốn

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề bao gồm cả những ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất.

 

Xem thêm:

 

Các thủ tục pháp lý liên quan

Đầu tiên, nhà đầu tư (áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức kinh tế) phải có một tài khoản ngân hàng thương mại ở Việt Nam và mọi giao dịch liên quan đến hoạt động mua bán cổ phần, vốn góp; chuyển nhượng vốn; thu và sử dụng cổ tức đều thông qua tài khoản này.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế (công ty, quỹ đầu tư,…), nhà đầu tư cần chuẩn bị trước những giấy tờ sau: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự).

Nếu nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho một tổ chức đại diện tại Việt Nam, thì nhà đầu tư cần chuẩn bị thêm:

  • Bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, nhà đầu tư cần chuẩn bị những giấy tờ pháp lý:

  • Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự)
  • Bản sao hợp lệ và hộ chiếu còn giá trị.

 

Các thủ tục pháp lý liên quan gọi vốn

Nếu nhà đầu tư ủy quyền cho một đại diện tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến mua, chuyển nhượng cổ phần hay vốn góp thì nhà đầu tư cần chuẩn bị:

  • Bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp đại diện là tổ chức)
  • Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

 

Qua bài viết hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích trong giao dịch đầu tư. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi Hocviendautu, để được cập nhật những bài viết liên quan mới nhất. Chúc các bạn thành công!

 

Có thể bạn quan tâm:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO