Cộng hưởng các giá trị an cư, khả năng tạo ra dòng tiền chủ động từ việc khai thác kinh doanh, cho thuê… nhà phố thương mại tại TPM Bình Dương là phân khúc BĐS sở hữu tiềm năng đầu tư dài hạn và hứa hẹn sẽ khuấy động thị trường bất động sản (BĐS) phía Nam trong tương lai.
Bình Dương – Điểm sáng thu hút nhà đầu tư
Dù trải qua thời gian khó khăn của 2 năm đại dịch, Bình Dương vẫn là một điểm sáng trong bức tranh tổng quan của nền kinh tế khi duy trì được dòng vốn đầu tư bền vững từ nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Đó cũng là nhận định của Tổng Giám đốc một Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu (Mỹ).
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy quý I/2023, Bình Dương chỉ đứng sau TP.HCM về thu hút vốn FDI với hơn 437 triệu USD, bằng 120% so với cùng kỳ năm 2022. Tính từ đầu năm đến 15/5/2023, đã có 885,1 triệu USD vốn FDI rót vào Bình Dương. Thu hút đầu tư trong nước của địa phương đạt 13.050,4 tỷ đồng với 2.227 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, 635 doanh nghiệp điều chỉnh vốn với tổng số vốn tăng thêm trên 12.675,5 tỷ đồng. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh sản xuất tăng 10%. Trong đó, trọng điểm của các khoản đầu tư này là Thành phố mới Bình Dương (TPM Bình Dương) – khu vực có vị trí chiến lược, tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn như VSIP I, VSIP II, Sóng Thần 3…
Bình Dương – điểm sáng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Vốn đầu tư đều đặn chảy về khiến tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế tại Bình Dương được kỳ vọng sẽ diễn biến nhanh hơn. Đồng thời, đây sẽ là lực đẩy cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư hơn nữa. Đặc biệt là khi Bình Dương trong mắt nhà đầu tư là một lựa chọn đầy tiềm năng.
Đơn cử như nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại KCN VSIP III – dự án có vốn đầu tư lớn nhất tại Bình Dương do Tập đoàn LEGO được khởi công xây dựng từ cuối năm ngoái. Theo kế hoạch, Tập đoàn Lego sẽ bắt đầu tuyển dụng khối văn phòng từ quý II, III năm 2023 và khi nhà máy đi vào vận hành chính thức trong năm 2024, sẽ có khoảng 4.000 việc làm được tạo ra.
Mới đây nhất, Tập đoàn P&G cũng ra thông báo sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Bến Cát, đi cùng với đó là kế hoạch thu hút lao động. Gần 30 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương, tập đoàn tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ hiện đang có 800 lao động trực tiếp và mang lại khoảng 5.000 công việc trong suốt những năm qua.
Khi kinh tế thế giới và Việt Nam trên đà hồi phục, số lượng doanh nghiệp mới tại Bình Dương được dự báo sẽ tăng lên. Sự chuyển biến của nền kinh tế và triển vọng việc làm sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho một số thị trường, đặc biệt là thị trường nhà ở và bán lẻ nhằm phục vụ cho khoảng 125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc (bao gồm các chuyên gia quốc tế) tại TPM Bình Dương.
Hàng loạt khu công nghiệp đã và đang thành hình sẽ là yếu tố cộng gộp thúc đẩy sự phát triển cho thị trường nhà ở và bán lẻ trong tương lai.
Nhà phố thương mại thỏa mãn tiêu chí kép: An cư và lập nghiệp
Làn sóng dịch chuyển dân cư, gia tăng lao động nhập cư cùng tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo nhu cầu về các dịch vụ thương mại – giải trí tại Bình Dương tăng cao, nhất là ở những khu vực gần trung tâm hành chính Bình Dương và TPM Bình Dương. Nổi bật là các thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực ẩm thực và giải khát đã hiện diện tại đây như: Starbucks, Pizza 4P’s, Gong Cha, The Coffee House… Trong tương lai tiếp tục sẽ có thêm nhiều chuỗi bán lẻ mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây.
Nhiều thương hiệu trong ngành ẩm thực như Starbucks, Pizza 4P’s… đã xuất hiện tại TPM Bình Dương.
Sự hiện hiện của các chuỗi bán lẻ tại TPM Bình Dương không chỉ thỏa mãn nhu cầu về các dịch vụ thương mại – giải trí của cư dân nơi đây mà còn kéo theo sự sôi động cho thị trường BĐS, đặc biệt là phân khúc shophouse.
Các chuyên gia BĐS nhận định nhà phố thương mại (shophouse) đáp ứng cả 2 nhu cầu quan trọng: để ở và kinh doanh, sẽ là phân khúc đầu tư sinh lợi nhuận tốt. Gia chủ có thể sử dụng tài sản để cư ngụ, đồng thời tạo thêm thu nhập từ tài sản của mình (ROA) thông qua việc tự kinh doanh hoặc cho thuê kinh doanh. Vị trí càng đắt giá và gần trung tâm thành phố thì mức sinh lời càng lớn vì hai yếu tố: thứ nhất là khả năng tăng giá dài hạn, thứ hai là tiềm năng kinh doanh, cho thuê.
Viễn cảnh về sự sôi động của TPM Bình Dương có thể được hình dung thông qua hình ảnh của những căn nhà phố từ 2-3 tầng, tập trung ở các quận trung tâm của TP.HCM, được thuê lại bởi các thương hiệu cà phê hay chuỗi nhà hàng, thức uống giải khát nổi tiếng…để đặt cửa hàng kinh doanh.
Theo báo cáo thị trường của CBRE Việt Nam, tỷ suất sinh lời của BĐS thương mại tương đối cao, từ khoảng 25%. Tùy vào vị trí, thời điểm, điều kiện kinh tế và các xu hướng thị trường có lợi, dòng tiền được tạo ra từ tài sản có thể đẩy nhanh tốc độ hòa vốn mà chủ sở hữu đã chi ra để sở hữu BĐS.
Biểu đồ xu hướng phát triển và tỷ suất sinh lời của phân khúc BĐS này đã hiện hữu và rõ ràng tại TP. HCM. Xu hướng đó sẽ tiếp tục lan tỏa ra các thành phố lân cận, đặc biệt là TPM Bình Dương (chỉ cách trung tâm TP. HCM khoảng 50 phút lái xe), nơi đang có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế tốt, vị trí địa lý thuận lợi và kết nối liên vùng hoàn hảo. Chính vì thế, càng mua sớm BĐS ở TPM Bình Dương (trong giai đoạn đang phát triển), thì thu nhập của chủ sở hữu trong tương lai sẽ càng lớn.
Tương tự, Colliers Việt Nam cũng cho biết giá trị các căn shophouse tăng trung bình 30% mỗi năm. Mức sinh lời tạo ra từ shophouse được cho là hấp dẫn hơn so với việc cho thuê căn hộ, lãi suất ngân hàng và ít rủi ro hơn các kênh đầu tư sinh lời cao khác.
Trong thời gian tới, việc tập đoàn bán lẻ hàng đầu Aeon Mall đi vào vận hành tại trung tâm TPM Bình Dương cũng được mong chờ sẽ góp phần làm tăng giá trị của các dự án nhà phố có vị trí đắc địa.
Các chuyên gia nhận định, các dự án BĐS càng gần kề các chuỗi siêu thị, bán lẻ lớn, thì giá trị tiện lợi mang lại cho cư dân càng cao, dẫn đến giá trị của BĐS cũng tăng theo thời gian. Một dẫn chứng cụ thể, tại Long Biên vào khoảng đầu năm 2014, sự xuất hiện của Aeon Mall đã thúc đẩy sự tăng giá đất nền ở Tư Đình, Cổ Linh lên 50% (từ 30%), giá chung cư cũng tăng đến 35% (từ 30%). Tại phía Tây Hà Nội, giá đất mặt đường lớn khi có AEON Mall Hà Đông đã tăng lên khoảng 80 triệu đồng mỗi m2, trong khi trước đó, giá chỉ dao động trong khoảng 40 – 50 triệu đồng.
Có thể thấy, nhà phố thương mại, đặc biệt là những dự án thỏa mãn được hệ giá trị an cư và đầu tư, vị trí vàng, chính sách bán hàng giãn cách, sẽ là lựa chọn được các nhà đầu tư có tầm nhìn ưu tiên.
Theo Cafef