Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chấn chỉnh huy động vốn của công ty chứng khoán: Phòng trước rủi ro?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi văn bản tới các công ty chứng khoán (CTCK) về việc chấn chỉnh hoạt động của CTCK sau khi thanh kiểm tra.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thông qua trang thông tin điện tử (website), ứng dụng (app) hoặc ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng, một số CTCK thỏa thuận cho phép khách hàng/nhà đầu tư được hưởng/hỗ trợ lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch. Hoạt động này có thể khiến khách hàng/nhà đầu tư hiểu rằng CTCK có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

Tại một số CTCK thực hiện thỏa thuận/ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại (NHTM), trong hợp đồng mẫu có nội dung NHTM được quyền trích tiền từ tài khoản thanh toán của CTCK để thu hồi nợ trong trường hợp CTCK không trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Thỏa thuận này có thể gây hiểu nhầm việc trích tiền từ tài khoản thanh toán của CTCK, bao gồm tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên CTCK mở tại ngân hàng.

Do đó, để đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động của CTCK và thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu CTCK tuân thủ nghiêm quy định liên quan trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ; không được thực hiện các hoạt động làm cho khách hàng/nhà đầu tư hiểu rằng CTCK có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

Đồng thời, CTCK không được thỏa thuận/ký kết hợp đồng tín dụng với NHTM có nội dung gây hiểu nhầm về tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên CTCK tại NHTM. CTCK phải đảm bảo khả năng thanh toán, chi tiền, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống.

“Trường hợp CTCK đã có hoạt động cho phép khách hàng/nhà đầu tư được hưởng/hỗ trợ lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch phải dừng ngay việc thỏa thuận/ký mới và phải tất toán toàn bộ các giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động này, chậm nhất trước ngày 30/6/2024. CTCK báo cáo lộ trình thực hiện việc tất toán về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước 30/12/2023, đồng thời định kỳ hàng tháng phải báo cáo kết quả thực hiện cho tới khi tất toán toàn bộ”, văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ.

Hiện nay, lãi suất ngân hàng xuống thấp, lãi suất áp dụng tại các CTCK cao hơn khá nhiều, khiến nhiều người có xu hướng chuyển sang gửi qua CTCK.

Tham khảo lãi suất huy động ở một CTCK lớn gần đây.

Vậy con số ước tính lượng tiền ở các sản phẩm dạng “tiền gửi ngắn hạn” này khoảng bao nhiêu?

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. HCM CTCK DSC phân tích, cứ cuối mỗi quý khi báo cáo tài chính các CTCK công bố, các phương tiện truyền thông lại đưa về con số “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Cá nhân ông Huy cho rằng, lượng tiền gửi này gồm 2 phần chính: (1) lượng tiền cần thiết để giao dịch, hay là tỷ lệ tiền – hàng tự nhiên và (2) các sản phẩm dạng “tiền gửi ngắn hạn” ở các CTCK.

Do nhiều đặc điểm khác nhau từ quy định giao dịch, đặc tính thị trường…, lượng tiền tự nhiên của nhà đầu tư đâu đó theo tính toán của chuyên gia này ước tính khoảng 2 – 2,5 lần thanh khoản thị trường ở các CTCK trong nước. Ví dụ ở SSI, HSC, VCI, các công ty khá truyền thống, 1% thị phần quý III/2023 thì có khoảng 500 tỷ đồng tiền gửi. TCBS khéo léo hạch toán i-Save ở chỗ khác nên lượng tiền gửi – thị phần cũng quanh con số này, còn các CTCK cao đột biến thì khả năng ở dạng huy động qua các sản phẩm tài chính.

Do đó, nếu tổng thanh khoản thị trường khoảng 20.000 tỷ đồng, thì có khoảng 50.000 tỷ đồng là tiền gửi thực chất để giao dịch, còn lại khoảng 25.000 – 30.000 tỷ đồng nằm ở các sản phẩm dạng “tiền gửi ngắn hạn” (chưa tính các CTCK khéo hạch toán, để tiền được ở chỗ khác).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu phải tất toán toàn bộ các giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động này, chậm nhất trước ngày 30/6/2024. Nguồn trên thị trường hiện giờ không quá thiếu, nhưng mất khoản huy động giá rẻ này, một số CTCK cũng mất một phần nguồn lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch trên thị trường tiền tệ.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO