[HỒ SƠ DOANH NHÂN]: CEO Vinamilk Mai Kiều Liên – “Người truyền lửa” trong thời kỳ đổi mới
VNM
-1.39%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Khi nhắc đến Vinamilk (HM:VNM) – thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất Việt Nam và là thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới, nhiều người sẽ nhớ ngay đến nữ doanh nhân Mai Kiều Liên – CEO CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Khi nhắc đến Vinamilk – thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất Việt Nam và là thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới, nhiều người sẽ nhớ ngay đến nữ doanh nhân Mai Kiều Liên – CEO CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Cho đến nay, khi Vinamilk đã có được vị thế lớn, nữ lãnh đạo này vẫn đặt ra mục tiêu “tiếp tục đổi mới và thay đổi” để Vinamilk phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn. Không có gì là không thể làm được – tinh thần của nữ “doanh nhân khởi nghiệp” vẫn luôn được thể hiện rõ trong suốt chặng đường 30 năm bà Mai Kiều Liên ở cương vị thuyền trưởng của Vinamilk.
Bà Mai Kiều Liên đã kiến tạo nên không chỉ một công ty sữa vững mạnh được trong và ngoài nước mà còn là một doanh nghiệp hướng về cộng đồng, đem đến nhiều giá trị bền vững cho con người và đất nước và không ngừng chinh phục những đỉnh cao mới.
BÀ MAI KIỀU LIÊN VÀ “MỐI NHÂN DUYÊN” VỚI VNAMILK – 30 NĂM LÃNH ĐẠO VỚI TƯ DUY ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO
Gắn bó với Vinamilk và ngành sữa Việt Nam gần 45 năm, trong đó có 3 thập kỷ ở cương vị lãnh đạo, bà Mai Kiều Liên không chỉ để lại dấu ấn mạnh mẽ với cương vị là một nữ lãnh đạo tài ba trên thương trường mà còn là hình ảnh truyền cảm hứng của người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Sinh năm 1953 tại Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp Đại học Moscow (Pháp) – chuyên ngành chế biến sữa. Năm 1982, bà về nước và bắt đầu từ vị trí kỹ sư, quản đốc, kỹ thuật văn phòng rồi Phó Giám đốc Nhà máy Sữa Thống Nhất.
Đến năm 1984, bà được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế của Xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I (tiền thân của Vinamilk) khi mới 31 tuổi. Tháng 12/1992 trở thành Tổng Giám đốc Vinamilk.
Bà Mai Kiều Liên tiếp quản và khôi phục thành công 3 nhà máy sản xuất sữa đã bị hư hỏng nhiều sau chiến tranh. Bà góp phần đề ra các quyết sách cho cuộc “cách mạng trắng” để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa trong nước vào những năm 1990.
Trong hơn 15 năm sau đó, Vinamilk đã hình thành nên hệ thống 14 trang trại chuẩn quốc tế trên cả nước, quản lý đàn bò cung cấp sữa hơn 160.000 con, cho sản lượng 1 triệu lít sữa mỗi ngày. Song song đó, Vinamilk cũng đã xây dựng thành công hệ thống 13 nhà máy hiện đại, chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Không chỉ giỏi về điều hành, quản lý, bà Mai Kiều Liên còn được biết đến với tố chất kinh doanh nhạy bén. Bà là người khai sinh ra nhiều dòng sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Vinamilk như Dielac, Ngôi sao Phương Nam… Đây cũng là các sản phẩm “Top” của Vinamilk trên thị trường hiện nay và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Câu chuyện thành công của bà trong hơn 3 thập kỷ, là Tổng giám đốc Vinamilk luôn gắn liền với sự sáng tạo và tư duy đổi mới.
“Sáng tạo là yếu tố sống còn” – câu nói này của bà vẫn luôn là một trong những “DNA” về văn hóa của doanh nghiệp sữa lớn nhất nước.
Bà Liên quan niệm, làm doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế hoạch dài hạn để chủ động trong mọi tình thế. Mỗi năm phải xem lại, phân tích yếu tố khách quan, chủ quan và có quyết sách phù hợp với tình hình thị trường. Thêm vào đó, một trong những bí quyết thành công “cốt tử” của Vinamilk, theo bà Liên, muốn có sản phẩm đi đầu trên thị trường thì phải luôn sáng tạo. Sáng tạo là yếu tố sống còn. Vì thế, bà luôn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng trong công ty. Bà quyết liệt tới mức: “Đừng bao giờ đưa tôi ký duyệt những sản phẩm mà “người ta làm lời lắm”. Phải là sản phẩm mới, đi đầu trên thị trường“.
Theo bà Mai Kiều Liên, làm kinh doanh thì “phải biết liều”. Trong những năm vừa qua Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên cổ phần hóa đạt mức doanh thu tỷ USD, với hơn 200.000 điểm bán, đứng đầu thị trường sữa bán lẻ trong nước.
Trong những năm vừa qua Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên cổ phần hóa đạt mức doanh thu tỷ USD, với hơn 200.000 điểm bán, đứng đầu thị trường sữa bán lẻ trong nước. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế đạt 6.230 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 8 trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
Năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 6.230 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 8 trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
Được đào tạo ở Nga về chuyên ngành sữa nên tiếp cận rất nhanh và phát huy tốt sở trường, đây chính là lợi thế của bà Mai Kiều Liên khi là đầu tàu của thương hiệu sữa Việt Nam. Nói về những khó khăn và lợi thế khi là lãnh đạo nữ trong một công ty lớn bà Liên chia sẻ: “Với cá nhân người phụ nữ, điểm mạnh là có tính chi tiết nên bản thân tôi làm việc gì cũng có kế hoạch rất chi tiết, tỉ mỉ mọi phương án và luôn lo xa cho mọi rủi ro có thể đến. Song với tôi nhiều khi sự thành công đến được ngày hôm nay cũng có 1 phần… liều”.
Theo bà, thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở các con số kinh doanh, mà còn ở các giá trị mang đến cho cộng đồng, đất nước cũng như đối tác, khách hàng và cả người lao động… Sự kết nối của các yếu tố đó cũng chính là nền tảng để Vinamilk tiến xa hơn trên hành trình phát triển bền vững trong nhiều năm qua.
Nói về hành trình khai phá thị trường sữa bột trẻ em, bà Mai Kiều Liên chính là người “khai sinh” ra thương hiệu sữa bột đầu tiên của Việt Nam Dielac, đưa thương hiệu sữa bột Việt vươn tầm thế giới.
Năm 1988, Vinamilk tiếp quản và đầu tư để khôi phục lại một nhà máy của nước ngoài, vốn “đắp chiếu” nhiều năm sau chiến tranh. Thấy lon sữa bột đầu tiên được làm ra bởi chính bàn tay khối óc người Việt không được người tiêu dùng mặn mà và chịu sức ép cạnh tranh trước hàng ngoại, doanh nghiệp hiểu rằng ngoài thời gian thì chính chất lượng sẽ là yếu tố quyết định để thay đổi quan niệm chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng bấy giờ.
Bà đã lên kế hoạch xây dựng dự án thực hiện suốt một năm. Đến năm 1989, dây chuyền chạy thử, cả đội ngũ xúm lại, chăm chú quan sát những mẻ sữa đầu tiên ra lò. Điều lo lắng nhất của Mai Kiều Liên lúc này là chất lượng sản phẩm có đạt hay không. Có sữa, bà lập tức mang đến phòng thí nghiệm, pha với nước ấm, hồi hộp chờ kết quả.
Năm 1989, những lon sữa Dielac đầu tiên xuất xưởng, đưa lên xe tải của Vinamilk đến các điểm bán. Tuy nhiên, sau khi những lon sữa Dielac được bán ra lại gặp không ít khó khăn, chào hàng nhiều nhưng không ai mua. Theo bà Liên, để thuyết phục người mua cần phải nâng cao chất lượng. Chất lượng là “kim chỉ nam” và là chiến lược nhất quán của Vinamilk lúc đó.
Yếu tố cuối cùng để thuyết phục khách hàng chính là giá bán. Giữa thời điểm bao cấp, một lon sữa ngoại khi ấy đắt gấp đôi hộp sữa Dielac, nhưng có thể nói chất lượng tương đương nhau.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng xuất khẩu, nhưng trong ngành sữa, Vinamilk chính là “người tiên phong” từ năm 1997 với thị trường đầu tiên là Iraq với sản phẩm đầu tay là Dielac thông qua hình thức “Đổi dầu lấy thực phẩm”.
Từ những bước đi chiến lược đầu tiên, đến nay các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt trên kệ hàng của 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực Trung Đông trở thành thị trường chủ lực, đóng góp hơn 75% vào tổng doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Vinamilk. Tổng doanh thu xuất khẩu của Vinamilk tính từ năm 1997 đến nay đã đạt hơn 2,5 tỷ USD.
Nhờ có sự dìu dắt của bà, Vinamilk đã gặt hái được nhiều thành công to lớn trong suốt thời gian vừa qua, là thương hiệu dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam.
Theo báo cáo ngành Thực phẩm & Đồ uống 2022 của Brand Finance, Vinamilk lại tiếp tục “lập kỷ lục mới” khi gia tăng giá trị thương hiệu của mình 18%, đạt 2,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thương hiệu tiềm năng nhất trong ngành sữa toàn cầu.
Với một thương hiệu đã có lịch sử gần nửa thế kỷ trên thị trường, đánh giá này là rất có ý nghĩa khi cho thấy Vinamilk đang sở hữu nhiều tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển trong tương lai.
Để đạt được những thành tựu trên, bà Mai Kiều Liên đã lèo lái “con thuyền” Vinamilk vượt qua nhiều thời điểm khó khăn mà năm 2021 là một ví dụ điển hình khi COVID-19 gây tác động nghiêm trọng đến kinh tế và giao thương toàn cầu.
Tuy nhiên, Vinamilk đã nỗ lực để duy trì tăng trưởng doanh thu, lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Vinamilk vẫn tích cực cùng các công ty con, công ty thành viên triển khai nhiều dự án lớn như: Nhà máy sữa Hưng Yên, Thiên đường sữa Mộc Châu, Dự án bò thịt tại Vĩnh Phúc, Ra mắt liên doanh tại Philippines.
Ngay cả trong thời điểm COVID-19, Vinamilk vẫn đẩy mạnh mảng kinh doanh quốc tế với tốc độ tăng trưởng rất đáng ghi nhận khi đạt mức tăng 7,4% và 10,2% lần lượt qua các năm 2020 và 2021.
Bà Mai Kiều Liên chia sẻ phương châm hoạt động của bà mấy chục năm nay là bao giờ cũng phải “đi bằng hai chân”. Chân ở nội địa vững chắc, đáp ứng nhu cầu cho nguời dân, sau đó mới tính đến chuyện xuất khẩu vươn ra nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài việc liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng quốc tế cho người tiêu dùng trong nước thì mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế luôn được Vinamilk chú trọng đẩy mạnh.
Sự quyết đoán cũng như tầm nhìn chiến lược đã giúp bà hướng Vinamilk vượt qua nhiều “sóng gió” trong suốt 45 năm qua để đến nay, không chỉ là số 1 tại Việt Nam mà thương hiệu sữa “quốc dân” này đã có mặt tại hơn 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trong một hành trình đáng nhớ và đầy tự hào.
“NGƯỜI TRUYỀN LỬA” – MANG LẠI GIÁ TRỊ CHO CỘNG ĐỒNG VÀ ĐẤT NƯỚC
Với tầm nhìn chiến lược, sự cống hiến và tâm huyết dành cho Vinamilk cũng như sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, năm 2018, bà Mai Kiều Liên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Forbes Việt Nam vinh danh giải thưởng “Thành tựu trọn đời” với dấu ấn “tư tưởng đổi mới sáng tạo, khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn kết người lao động để cống hiến vì mục tiêu chung đưa công ty phát triển”.
Bên cạnh những dấu ấn trong sự phát triển của Vinamilk trên thương trường, bà Mai Kiều Liên còn được biết đến là người “truyền lửa” từ chính những giá trị sống, trách nhiệm của mình vào những hoạt động hướng tới cộng đồng của Vinamilk.
Gắn bó với ngành sữa từ một mục đích tốt đẹp và tầm nhìn xa, các quyết định của bà cũng như mọi hoạt động của Vinamilk luôn xoay quanh việc làm sao để đưa đến cộng đồng những sản phẩm dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe, làm sao để trẻ em Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Hàng loạt chương trình hướng về cộng đồng đặc biệt là đối tượng trẻ em đã được Vinamilk thực hiện nhiều năm nay như Chương trình Quỹ sữa vươn cao Việt Nam với hành trình 14 năm, Chương trình Sữa học đường đã thực hiện được 15 năm đem lại lợi ích cho hàng triệu trẻ em Việt Nam.
Bà Liên từng chia sẻ, thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở các con số kinh doanh, mà còn ở các giá trị mang đến cho cộng đồng, đất nước cũng như đối tác, khách hàng và cả người lao động của mình. Trong giai đoạn khó khăn chung vì Covid-19, bên cạnh nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, Vinamilk còn đặt ra mục tiêu thứ 3 đó là chia sẻ các khó khăn với cộng đồng hết sức có thể, cùng đất nước vượt qua đại dịch.
Trong thông điệp gửi đến cán bộ công nhân viên vào đầu năm 2022, “vị thuyền trưởng” đề cao yếu tố con người và sự kết nối bền vững của đội ngũ để tạo ra sự thành công: “Chặng đường trước mắt sẽ còn rất nhiều thách thức, có bắt kịp đà phục hồi và tạo ra sự bứt phá được hay không là do chính chúng ta quyết định – bằng chính tư duy, hành động, sự quyết tâm và đoàn kết, và cũng không quên một yếu tố quan trọng nhất chính là sức khỏe và sự an toàn của mỗi người.”
Trong suốt 45 năm đồng hành cùng Vinamilk, bà Mai Kiều Liên đã kiến tạo nên không chỉ là một công ty sữa vững mạnh được trong và ngoài nước công nhận mà còn là một doanh nghiệp hướng về cộng đồng, đem đến nhiều giá trị bền vững cho con người và đất nước và không ngừng chinh phục những đỉnh cao mới.
Theo investing.com