VN-Index giảm nhẹ; Lãi suất giảm, tín dụng không dễ tăng; Tiếp thêm động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán; “Game” tăng vốn không còn hấp dẫn; Giá dầu thô Brent sẽ duy trì ở biên độ 75-85 USD một thùng trong trung hạn…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/1 giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,00 – 76,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 14,9 USD xuống 2.014,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ và giằng co quanh ngưỡng 2.025 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,19 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.031 đồng/USD, tăng nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.430 – 24.770 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 40.200 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,14 USD (+1,52%), lên 76,23 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,09 USD (+1,36%), lên 81,13 USD/thùng.
VN-Index thêm một phiên giảm nhẹ
Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm với thanh khoản thấp, thị trường tiếp diễn xu hướng này. Chỉ số VN-Index có thêm nhịp đảo chiều lên trên tham chiếu, nhưng sắc xanh chỉ le lói trong ít phút trước khi áp lực cung gia tăng khiến chỉ số một lần nữa thủng mốc 1.170 điểm.
Mặc dù vậy, ngưỡng điểm này trở thành hỗ trợ ngắn khi đã bật trở lại, nhưng đóng cửa vẫn trong sắc đỏ, ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 2,66 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 184,42 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 25/1: VN-Index giảm 2,60 điểm (-0,22%), xuống 1.170,37 điểm; HNX-Index giảm 0,01 điểm xuống 228,52 điểm; UpCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,04%), lên 87,68 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng trong phiên thứ Tư (24/1), khi nhận động lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là Netflix.
Cổ phiếu Netflix tăng 10,7% sau khi cho biết tổng số tài khoản đăng ký đạt mức cao mới 260,8 triệu tài khoản. Doanh thu quý IV vừa qua cũng vượt kỳ vọng thị trường.
Ngoài ra, cổ phiếu Microsoft tiến gần 1%, đưa giá trị thị trường của cổ phiếu này lần đầu tiên cao hơn 3.000 tỷ USD. Cổ phiếu Meta tăng 1,4%, giúp vốn hoá thị trường lên trên 1.000 tỷ USD.
Kết thúc phiên 24/1: Chỉ số Dow Jones giảm 99,06 điểm (-0,26%), xuống 37.806,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,95 điểm (+0,08%), lên 4.868,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 55,97 điểm (+0,36%), lên 15.481,92 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều tăng nhẹ về cuối phiên, được hỗ trợ bởi đà hồi phục của nhóm cổ phiếu cổ phiếu liên quan đến chip.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,03% lên 36.236,47 điểm điểm, sau khi giảm tới 0,9% trước đó trong phiên.
Chỉ số Topix rộng hơn cũng thay đổi hướng đi để đóng cửa tăng 0,11% lên 2.531,92 điểm.
“Các nhà đầu tư đã bán cổ phiếu từ sớm khi họ cho rằng thị trường đã quá nóng. Nhưng không ít nhà đầu tư đã coi đó là cơ hội và mạnh tay mua vào và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trước khi Nikkei 225 tăng lên một mức cao mới”, Jun Morita, Tổng giám đốc cho biết của bộ phận nghiên cứu tại Chibagin Asset Management.
Chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 8% từ đầu năm đến nay và chạm mức mức cao nhất trong 34 năm nhiều lần, được thúc đẩy bởi việc duy trì chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, diễn biến mạnh mẽ của Phố Wall ảnh hưởng tích cực cũng như đồng yên yếu hơn hỗ trợ.
Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt, nhờ động thái mới hỗ trợ thanh khoản đối với ngành bất động sản.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 3,30% lên 2.906,11 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,01% lên 3.342,92 điểm.
Cổ phiếu bất động sản tăng vọt sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố các biện pháp giúp tăng tính thanh khoản cho các nhà phát triển bất động sản.
Thống đốc PBOC Pan Gongsheng hôm thứ Tư nói với các phóng viên rằng PBOC và cơ quan Quản lý tài chính Quốc gia sẽ sớm công bố các biện pháp khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các nhà phát triển đủ điều kiện.
Kế hoạch bơm thanh khoản bất ngờ của ngân hàng trung ương và cam kết của Thủ tướng Lí Cường về các biện pháp ổn định hơn đều là “những bước đi đúng hướng”, điều này sẽ giúp đặt một mức sàn dưới tâm lý mong manh đối với thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, Rene Buehlmann, Giám đốc điều hành đầu tư toàn cầu tại Abrdn cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ ba liên tiếp, sau khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kinh tế để trấn an các nhà đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,96% lên 16.11,96 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,16% lên 5.468,71 điểm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vào thứ Tư cho biết, sẽ cho phép các nhà phát triển bất động sản cầm cố tài sản thương mại để nhận các khoản vay mới trả các khoản nợ hiện có. Động thái này xuất hiện sau khi PBOC thông cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5% vào ngày 5/2, và sẽ giải phóng 1.000 tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) thanh khoản vào hệ thống.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, được hỗ trợ bởi đà tăng của cổ phiếu ô tô khi thu nhập năm 2023 của họ tốt nhờ nhu cầu vẫn ở mức cao.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,65 điểm, tương đương 0,03%, lên 2.470,34 điểm.
Kết quả kinh doanh mạnh mẽ của Hyundai Motor và Kia đã đẩy cổ phiếu đi lên và giúp chỉ số chính kết thúc trong vùng tích cực.
Theo đó, cổ phiếu của Hyundai Motor tăng 2% và Kia Corp tăng 5,8%.
Kết thúc phiên 25/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 9,99 điểm (+0,03%), lên 36.236,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 85,34 điểm (+3,03%), lên 2.906,11 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 312,09 điểm (+1,96%), lên 16.211,96 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,65 điểm (+0,02%), lên 2.470,34 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Lãi suất giảm, tín dụng không dễ tăng
Lãi suất cho vay đã giảm, song trong bối cảnh sức mua còn yếu, đầu ra sản phẩm thu hẹp, doanh nghiệp chưa mấy mặn mà vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất – kinh doanh..>> Chi tiết
– Tiếp thêm động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán
Chính sách lãi suất thấp được duy trì trong năm nay là động lực để doanh nghiệp tự tin hơn trong việc đặt kế hoạch cho năm 2024..>> Chi tiết
– “Game” tăng vốn không còn hấp dẫn
Niêm yết và đẩy mạnh huy động vốn cổ phần từng được cho là sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhưng những giai đoạn như vậy dường như đã qua…>> Chi tiết
– Giá dầu thô Brent sẽ duy trì ở biên độ 75-85 USD một thùng trong trung hạn
OPEC+ sẽ chứng kiến công suất sản xuất dự phòng của khối này tăng từ 4,3 triệu thùng/ngày hồi cuối năm 2024 lên mức 4,5 triệu thùng/ngày vào cuối 2024, qua đó đủ để duy trì ổn định giá dầu thế giới..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn