VN-Index giảm nhẹ; Ngân hàng lãi đậm nhờ kinh doanh chứng khoán; Fed giảm lãi suất, chứng khoán Việt Nam có hưởng lợi?; Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu ngân hàng; Các ngân hàng trung ương lớn giữ ổn định lãi suất trong tháng 1…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/2 tăng 400.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 76,20 – 78,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,7 USD lên 2.054,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp lên gần 2.065 USD trước khi trở lại gần 2.050 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,93 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.959 đồng/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.160 – 24.500 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm xuống 42.500 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên gần 43.000 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,44 USD (+0,60%), lên 74,26 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,48 USD (+0,61%), lên 79,18 USD/thùng.
VN-Index gần như không đổi
Nỗ lực kéo lên mốc 1.180 điểm bất thành, thị trường đã “quay xe” và trở lại trạng thái lình xình quanh tham chiếu trong phần lớn thời gian của phiên.
Điểm nhấn đáng kể nhất có lẽ là ở cuối phiên, khi áp lực bán lan rộng hơn khiến thủng mốc 1.170 điểm, nhưng lực cầu đã được kích hoạt giúp VN-Index bật hồi trở về sát vạch xuất phát.
Điểm tích cực là thanh khoản tích cực với tổng giá trị vượt mức 20.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang đẩy mạnh mua vào với hy vọng chốt lãi kịp để đón Tết Nguyên đán hoặc khai lộc xuân mới.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 14,01 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 276,82 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 2/2: VN-Index giảm nhẹ 0,47 điểm (-0,04%) xuống 1.172,55 điểm; HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 230,56 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,41%), lên 88,37 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại vào thứ Năm (1/2), sau phiên bán ồ ạt trước đó Fed dập tắt hy vọng về việc sớm cắt giảm lãi suất.
Trọng tâm hiện giờ sẽ quay trở lại kết quả kinh doanh của các ông lớn ngành công nghệ, và làm sáng tỏ liệu các cổ phiếu này có thể duy trì đà tăng hay không, khi quãng thời gian dài trước đó được hỗ trợ bởi những kỳ vọng xung quanh lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và hy vọng cắt giảm lãi suất sớm từ Fed.
Bên cạnh đó là ngày thứ Sáu, khi Bộ Lao động Mỹ sẽ có báo cáo tổng quan về thị trường việc làm trong tháng 1.
Kết thúc phiên 1/2: Chỉ số Dow Jones tăng 369,54 điểm (+0,97%), lên 38.519,84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 60,54 điểm (+1,25%), lên 4.906,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 197,63 điểm (+1,30%), lên 15.361,64 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng khi các cổ phiếu liên quan đến chip theo chân các mã cùng ngành đêm qua trên Phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,41% lên 36.158,02 điểm và tăng 1,14% trong tuần. Chỉ số Topix tăng 0,22% lên 2.539,68 điểm và tăng 1,68% trong tuần.
Các cổ phiếu chip lớn hỗ trợ thị trường với Tokyo Electron tăng 1,66% để tạo ra sự thúc đẩy lớn nhất cho Nikkei 225. Cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chip Advantest tăng 3,26%.
Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Tachibana Securities, cho biết thị trường Nhật Bản cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng lợi nhuận tốt hơn.
Trong đó, cổ phiếu Nippon Television Holdings tăng 22% sau khi cho biết sẽ trả cổ tức cho các cổ đông nước ngoài không có trong sổ đăng ký cổ đông.
Các cổ phiếu cùng ngành khác như TV Asahi Holdings và TBS Holdings lần lượt tăng 17,57% và 16,71%.
Ngân hàng Aozora giảm phiên thứ hai liên tiếp, giảm 15,92% xuống mức thấp nhất trong ba năm. Ngân hàng có trụ sở tại Tokyo trong tuần này đã công bố khoản lỗ trong năm 2023, lần đầu tiên trong 15 năm khi họ trích lập dự phòng cho vay lớn đối với bất động sản thương mại của Mỹ.
Một cảm giác hoảng loạn bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc vào chiều thứ Sáu khi các chỉ số chuẩn giảm mạnh, và sau đó nhanh chóng thu hẹp đà giảm, khiến các nhà đầu tư tự hỏi điều gì tiếp theo sẽ xảy ra.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,46% xuống 2.730,15 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,18% xuống 3.179,63 điểm.
Các nhà giao dịch không thể xác định chính xác bất kỳ tin tức mới nào, nhưng trích dẫn mọi thứ từ lo ngại về việc bán cổ phiếu bắt buộc bởi các bên liên quan có đòn bẩy cao, đến những lo lắng về các cuộc gọi call margin.
Sự phục hồi sau đó, trùng hợp với dòng tiền ròng từ các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang trạng thái mua ròng, nhưng cũng không thể ngăn chỉ số CSI 300 kết thúc tuần với mức giảm 4,6%, mức giảm một tuần lớn nhất kể từ năm 2022. Chỉ số Shanghai Composite mất 6,2% và là tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2018.
Tâm lý thị trường giảm rất mạnh trong tuần, khi các nhà đầu tư đang lo ngại một dự thảo luật của Mỹ hướng vào WuXi AppTec Co và đưa những lo ngại về xung đột địa chính trị một lần nữa.
Sau đó, việc Tập đoàn China Evergrande buộc phải thanh lý tài sản đã góp thêm phần khiến mọi thứ trở nên bất ổn hơn.
“Là một người lạc quan trong suốt cả năm, ngay cả tôi cũng cảm thấy hoảng loạn. Nhịp rơi tự do mà chúng ta thấy chiều nay cho thấy áp lực buộc phải bán và tôi sợ rằng điều này sẽ kích hoạt một vòng xoáy đi xuống, gây ra nhiều đợt call margin hơn”, Xu Dawei, nhà quản lý quỹ tại Jintong Private Fund Management ở Bắc Kinh cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông đã kết thúc một tuần khó khăn khi tiếp tục giảm trong phiên vào thứ Sáu, khi các nhà đầu tư vẫn đang có những lo lắng mới về nền kinh tế Trung Quốc và tác động có thể có của cuộc khủng hoảng tại China Evergrande.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,21% xuống 15.533,56 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,08% xuống 5.218,99 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 11/2022, khi giới đầu tư kỳ vọng tích cực về những nỗ lực pháp lý nhằm nâng cao các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và cải thiện lợi nhuận của cổ đông.
Đóng cửa, chỉ số Kospi tăng 72,85 điểm, tương đương 2,87% lên 2.615,31 điểm, và tăng 5,5% trong tuần này.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2,5 tỷ USD cổ phiếu Hàn Quốc trong tuần này, mức cao nhất kể từ năm 2013. Trong đó, cổ phiếu tài chính đóng góp nhiều nhất và chỉ số phụ theo dõi ngành ngân hàng và bảo hiểm đã tăng 15%, bởi kỳ vọng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ nỗ lực của chính phủ để tăng định giá cổ phiếu.
Các quan chức Hàn Quốc có kế hoạch công bố chi tiết về chương trình “Nâng cao giá trị” vào cuối tháng này. Kế hoạch này tìm cách sao chép thành công của Nhật Bản trong việc nâng giá cổ phiếu bằng cách thúc ép các công ty ban hành cải cách doanh nghiệp.
Kết thúc phiên 2/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 145,56 điểm (+0,41%), lên 36.158,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 40,59 điểm (-1,46%), xuống 2.730,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 32,65 điểm (-0,21%), xuống 15.533,56 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 72,85 điểm (+2,87%), lên 2.615,31 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Ngân hàng lãi đậm nhờ kinh doanh chứng khoán
Báo cáo tài chính quý IV/2023 cho thấy, kinh doanh chứng khoán là điểm sáng nhất của nhiều ngân hàng. Trong khi đó, thị trường bất động sản khó khăn khiến hoạt động thu hồi nợ sụt giảm mạnh..>> Chi tiết
– TS. Lê Xuân Nghĩa: Quan trọng hơn cả phải là kỷ luật tài chính
Đó là quan điểm của TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, khi nhìn nhận về những điều chỉnh các tỷ lệ liên quan đến quản trị, điều hành tại các tổ chức tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi..>> Chi tiết
– Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu ngân hàng
Thị giá cổ phiếu ngân hàng đang được định giá thấp trong năm 2023 nhưng nhìn về 2024, tiềm năng tăng trưởng cổ phiếu ngân hàng sẽ phục hồi mạnh mẽ khi môi trường kinh doanh trở lên thuận lợi hơn..>> Chi tiết
– Fed giảm lãi suất, chứng khoán Việt Nam có hưởng lợi?
Về mặt lý thuyết, khi Fed giảm lãi suất, dòng tiền đầu tư sẽ quay trở lại thị trường mới nổi và cận biên, liệu chứng khoán Việt Nam có được hưởng lợi, ACBS sẽ trả lời câu hỏi này trong báo cáo Triển vọng thị trường chứng khoán 2024..>> Chi tiết
– Các ngân hàng trung ương lớn giữ ổn định lãi suất trong tháng 1
Các ngân hàng trung ương lớn đã giữ vững quan điểm về lãi suất trong tháng 1, trong khi các ngân hàng ở thị trường mới nổi đang nỗ lực cắt giảm lãi suất..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn