Dầu Brent tăng 2% lên gần 80 USD/thùng
LCO
+1.68%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
CL
+0.15%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – Dầu Brent tăng 2% lên gần 80 USD/thùng
Giá dầu tăng 2% vào ngày thứ Ba (11/07), nhờ đồng USD suy yếu, hy vọng về nhu cầu cao hơn ở các quốc gia đang phát triển và động thái cắt giảm nguồn cung của các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent tiến 1.71 USD (tương đương 2.2%) lên 79.40 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.84 USD (tương đương 2.5%) lên 74.83 USD/thùng.
Hợp đồng dầu Brent khép phiên tại mức cao nhất kể từ ngày 28/04/2023 và đối với dầu WTI là kể từ ngày 01/05/2023. Hợp đồng dầu Brent đã ở trong vùng quá mua (overbought) về mặt kỹ thuật lần thứ 2 trong 3 ngày.
Đồng USD đã lùi xuống mức thấp nhất trong 2 tháng, một ngày sau khi một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu ngân hàng trung ương Mỹ sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt.
Đồng USD suy yếu làm giá dầu thô trở nên ít đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng khi sự bi quan về triển vọng kinh tế đã giảm mạnh và kỳ vọng doanh số bán hàng được cải thiện, nhưng thị trường lao động vẫn thắt chặt tiếp tục gây lo ngại về lạm phát.
Các thị trường đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ công bố vào ngày thứ Tư (12/07) để tìm manh mối về triển vọng lãi suất. Lãi suất cao hơn có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu vẫn khan hiếm trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển kết hợp với thông báo cắt giảm nguồn cung gần đây từ các quốc gia xuất khẩu hàng đầu Ả-rập Xê-út và Nga.
IEA sẽ công bố dự báo mới nhất trong tuần này.
Tổng thư ký của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu năng lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng 23% vào cuối năm 2045.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng từ 99.9 triệu thùng/ngày trong năm 2022 lên 101.1 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và 102.6 triệu thùng/ngày trong năm 2024, trong khi nhu cầu thế giới sẽ tăng từ 99.4 triệu thùng/ngày trong năm 2022 lên 101.2 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và 102.8 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
An Trần (theo CNBC)
Theo investing.com