Nhà phố thương mại shophouse là một mô hình bất động sản mới tại thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy chỉ vừa mới du nhập vào Việt Nam trong vòng hơn 2 năm trở lại đây, thế nhưng mô hình này đã nhanh chóng trở thành một cơn sốt cho các nhà đầu tư nhờ vào những ưu điểm của mình.
Sức hấp dẫn của mô hình shophouse:
Tiềm năng phát triển của shophouse chỉ liên tục phát triển chứ không dừng lại:
Trong năm 2019,Tiềm năng phát triển của shophouse tiếp tục tăng mạnh khi biên độ sinh lời không ngừng tăng bởi sự lệch pha của cán cân cung cầu tạo ra động lực phát triển.
Thống kê của CBRE cho thấy, hiện giá chào thuê bình quân của shophouse ở TP.HCM, tùy khu vực dao động từ 10 – 30 USD/m2/tháng, giá chào bán đạt từ khoảng 2.700 – 4.000 USD/m2. Mức lợi nhuận từ việc cho thuê shophouse đạt khoảng 8 – 12%/năm, con số khá hấp dẫn so với gửi tiết kiệm và an toàn hơn nhiều so với đầu tư chứng khoán hay ngoại tệ trước tình hình biến động kinh tế thế giới hiện nay.
Với đặc thù nguồn cung không ồ ạt như các phân khúc khác cùng với tình hình quỹ đất nội thành ngày càng khan hiếm, năm 2019, số lượng shophouse được ra mắt tại TP.HCM tiếp tục hạn chế, đặc biệt là tại các dự án ở vị trí đắc địa, được đầu tư bài bản.
Song, tiềm năng phát triển của Nhà phố thương mại là nhu cầu hiện hữu đang ngày một gia tăng khi có tới 43.230 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 3,7%, xu hướng khởi nghiệp startup đẩy mạnh nhu cầu về nguồn cung mặt bằng. Hai thái cực trên đang tạo ra nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho nhà đầu tư hạng mục shophouse.
Xem thêm:
- Mua bán Shophouse đang được tăng mạnh tại Đà Nẵng
- Những điều cần biết khi đầu tư vào shophouse tại Đà Nẵng
- Sư khác biệt giữa nhà liền kề và nhà thương mại shophouse
Tiềm năng sinh lời cực lớn từ nhà thương mại Shophouse:
Vốn đã được sử dụng từ lâu tại các nước phát triển trên thế giới, mô hình này đem lại được sự hiệu quả rất lớn. Lần này, đến với Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường bđs Đà Nẵng, mô hình shophouse đang đem lại tiềm năng lợi nhuận cực lớn cho các nhà đầu nhờ có sự kết hợp thông minh giữa mô hình kinh doanh truyền thống với phong cách nội thất và hạ tầng cơ sở hiện đại của mình.
Gia tăng giá trị tài sản:
Sở hữu một căn shophouse cũng giúp cho chủ sở hữu gia tăng được giá trị tài sản của bản thân. Bởi vì sở hữu một căn shophouse đồng nghĩa với việc có thể kinh doanh mọi loại hình khác nhau. Nhờ có sự thuận lợi về pháp lý cùng với giấy phép kinh doanh không giới hạn, chủ sở hữu shophouse có thể kinh doanh nhiều loại hình từ quán ăn, quán cà phê cho đến shophouse thời trang, mỹ phẩm hay là thành lập văn phòng đại diện, công ty, doanh nghiệp. Thêm vào đó, ngoài việc kinh doanh tại tầng trệt, các tầng còn lại có thể được sử dụng để làm kho chứa hàng, cực kỳ thuận tiện cho việc kinh doanh. Hoặc nếu như chủ sở hữu không có nhu cầu kinh doanh thì có thể cho thuê lại với nhu cầu thuê rất cao từ các nhà kinh doanh cộng với nguồn lợi từ việc cho thuê cũng nhỏ không kém.
Tìm hiểu thêm:
- Những giải pháp để khắc phục nhược điểm của nhà phố
- Những loại hình nhà phố đang phổ biến trên thị trường bất động sản hiện nay
- Lưu ý khi xây nhà phố để kinh doanh bất động sản