Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là gì? Chức năng và cách sử dụng của chỉ báo.

 

Chỉ báo MFI là một trong những công cụ được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng trên thị trường chứng khoán. Chỉ báo tận dụng được lợi thế về giá và khối lượng để quan sát biến động của thị trường, góp phần xây dựng chiến lược vào lệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được MFI là gì và cách sử dụng MFI trong giao dịch như thế nào.

 

Chỉ báo MFI (Money Flow Index)

Chỉ số MFI (Money Flow Index) là một trong những chỉ số động lượng thông dụng trong phân tích kỹ thuật, chỉ số biến động lên xuống trong khung biên độ từ 0-100 dựa trên dữ liệu giá và khối lượng. MFI có đôi chút hơi giống với chỉ báo RSI nhưng có một điểm khác là RSI đơn thuần chỉ dựa vào giá nhưng MFI còn có thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Chỉ báo MFI giúp xác định sức mạnh trong sự biến động giá để quan sát xu hướng thị trường. 

Thực chất chỉ báo MFI dựa trên tâm lý thị trường. Nếu nhiều người yêu thích một loại cổ phiếu và nhảy vào giao dịch, khi khối lượng tăng thì có khả năng xu hướng sẽ được củng cố trong tương lai. Và ngược lại, nếu cổ phiếu ít được quan tâm hơn, khả năng tiếp tục xu hướng cũng sẽ thấp hơn.

 

Chỉ báo MFI (Money Flow Index)

 

Xem thêm:

 

Công thức tính Chỉ báo dòng tiền 

Chỉ báo dòng tiền có nhiều công thức tính khác nhau, công thức phổ biến nhất là: 

Chỉ báo dòng tiền = 100 – (100/ (1 + Tỉ lệ dòng tiền).

Trong đó: 

– Tỉ lệ dòng tiền = Dòng tiền âm của 14 kì/ Dòng tiền dương của 14 kì 

– Dòng tiền thô = Giá thông thường * Khối lượng giao dịch 

– Giá thông thường = (Giá đỉnh + Giá đáy + Giá đóng cửa)/ 3 

Khi giá tăng giữa hai giai đoạn thì dòng tiền thô của kì tiếp theo dương. Ngược lại, khi giá giảm từ kì này qua kì khác thì dòng tiền kì sau sẽ âm.   

 

Chức năng của Chỉ báo dòng tiền 

Một trong những chức năng chính để sử dụng chỉ báo dòng tiền (MFI) là khi xuất hiện sự phân kì. 

Hiện tượng phân kì là giá dịch chuyển theo hướng ngược lại của xu hướng trước đó, và nó là một tín hiệu của một sự đảo chiều giá tiềm năng.   

Ví dụ chỉ báo dòng tiền cao bắt đầu giảm xuống dưới mức 80, đồng thời giá chứng khoán cơ sở tiếp tục tăng, là tín hiệu đảo chiều giá giảm. 

Ngược lại, chỉ báo MFI từ rất thấp leo lên trên mức 20 trong khi chứng khoán cơ sở tiếp tục bị bán tháo, là tín hiệu đảo chiều giá sang xu hướng tăng. Các nhà giao dịch cũng theo dõi sự phân kì rộng hơn bằng các mô hình sóng của giá và MFI.   

Các mức quá mua và quá bán cũng được sử dụng kèm với MFI để báo hiệu các cơ hội giao dịch tiềm năng. Giá trị chỉ báo dòng tiền ở dưới 10 và trên 90 là rất hiếm. 

Nếu MFI nhỏ hơn 10 thì các nhà giao dịch sẽ mua, còn nếu lớn hơn 90 thì họ thường sẽ bán chứng khoán.  

Cách sử dụng chỉ báo MFI

  • Xác định vùng quá mua, quá bán

Chỉ số MFI nằm trên 80 được xem là quá mua , MFI nằm dưới 20 được xem là quá bán. Khi MFI tiếp cận vùng quá mua và giá đang tăng mạnh thì có khả năng giá sẽ tiếp tục tăng tiếp tục đến khi nào MFI phá vỡ mức 80 và đi xuống.

Trong một xu hướng tăng, chỉ nên vào lệnh mua khi MFI từ dưới cắt lên vùng 20 hoặc cắt lên 80 với động lực mạnh. Khi MFI tiếp cận vùng quá bán và mức giá đang giảm mạnh thì có khả năng giá sẽ tiếp tục giảm tiếp tục đến khi nào MFI phá vỡ mức 20 và đi lên. 

Trong một xu hướng giảm, chỉ nên vào lệnh bán khi MFI cắt xuống mức 80, hoặc cắt xuống mức 20 với động lực mạnh để có thể duy trì trong vùng quá mua. MFI chuyển dưới 10 và trên 90 là rất hiếm. Các nhà đầu tư quan sát chỉ số MFI di chuyển trở lại trên 10 để báo hiệu giao dịch mua dài và giảm xuống dưới 90 để báo hiệu giao dịch ngắn hạn.

  • Xác định tín hiệu phân kỳ

Như các chỉ báo động lượng khác, người anh em của RSI cũng có những tín hiệu phân kỳ cần chú ý. Phân kỳ là khi các chỉ báo dao động chuyển động ngược hướng với giá. Đây là tín hiệu đảo chiều khi trong xu hướng giá đang tiếp tục. 

Phân kỳ thường thấy với MFI khi giá giảm xuống mức 80, và tạo liên tiếp các đỉnh thấp hơn trong khi giá của cổ phiếu lại tiếp tục tăng. Ngược lại, chỉ số MFI vượt lên trên mức 20 trong khi giá chứng khoán tiếp tục giảm, đây là một tín hiệu đảo chiều giá theo xu hướng tăng. 

Các nhà giao dịch cũng theo dõi sự phân kỳ lớn hơn bằng cách sử dụng nhiều sóng trong giá và MFI. Ví dụ: một cổ phiếu đạt đỉnh ở mức 10 đô la, kéo trở lại 8 đô la và sau đó tăng lên 12 đô la. Giá đã đạt hai mức cao liên tiếp, ở mức 10 đô la và 12 đô la. Nếu MFI tạo mức cao hơn thấp hơn khi giá đạt 12 đô la, thì chỉ báo không xác nhận mức cao mới. Điều này có thể báo trước một sự sụt giảm giá.

Bất kỳ công cụ phân tích nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm, không phải lúc nào cũng đúng và MFI cũng có hạn chế của nó. MFI có thể tạo ra một tín hiệu sai, đôi khi tín hiệu của MFI rất tốt nhưng sau đó giá không di chuyển như mong đợi dẫn đến giao dịch thua lỗ. Ví dụ như một phân kỳ có thể không dẫn đến sự đảo ngược giá vì sự phân kỳ chưa kết thúc. Các trader nên sử dụng kết hợp các công cụ phân tích và kiểm soát rủi ro trong giao dịch của mình.

Hạn chế của Chỉ báo dòng tiền 

Chỉ báo dòng tiền (MFI) vẫn có khả năng tạo ra tín hiệu không đúng. Xảy ra khi chỉ báo cho thấy một cơ hội giao dịch tốt, nhưng sau đó giá không dịch chuyển như mong đợi, dẫn đến thua lỗ cho nhà đầu tư. Không phải sự phân kì nào cũng dẫn đến một sự đảo chiều giá. Chỉ báo dòng tiền cũng có thể không đưa ra cảnh báo về một sự kiện quan trọng sắp xảy ra. Do đó, nhà giao dịch nên sử dụng thêm các hình thức phân tích và kiểm soát rủi ro khác thay vì chỉ dựa vào mỗi chỉ báo dòng tiền.

 

Tìm hiểu thêm:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO