Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Cổ phiếu LDG bị xả mạnh sau tin tiêu cực

 Giao dịch ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn rất sôi động dù không còn bùng nổ như phiên hôm qua và phiên này ghi nhận tình cảnh trái ngược ở LDG và EVG. Trong khi đó, một số mã lớn quay đầu tăng điểm đã giúp VN-Index chạm gần tới ngưỡng cản gần 1.080 điểm.

Cổ phiếu LDG bị xả mạnh sau tin tiêu cực

Cổ phiếu LDG bị bán tháo mạnh và đóng cửa giảm kịch sàn xuống 4.390 đồng, còn dư bán sàn gần 4,9 triệu đơn vị.

Cổ phiếu LDG lao dốc hôm nay có thể do ảnh hưởng từ thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ án gần 500 căn biệt thự, nhà liền kề xây trái phép tại dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Dự án này đã bị Thanh tra tỉnh Đồng Nai chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đai, xây dựng trái phép. Theo kết luận, thời điểm thanh tra, CTCP Đầu tư LDG chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư dự án.

Tuy nhiên, phía LDG đã tổ chức thi công 680 căn nhà, trong đó có 198 căn biệt thự. 290 căn nhà liên kế đã thi công xong, 192 căn nhà liên kế đang thi công dang dở.

Đồng thời, LDG đã ký hợp đồng nguyên tắc bán nhà cùng 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỷ đồng. Các khách hàng đã thanh toán cho công ty từ 25% đến 95% giá trị hợp đồng, có 7 hộ chuyển đến sinh sống. Trong khi đó, dự này chưa đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật và kinh doanh bất động sản.


Khởi tố vụ án tại Khu dân cư Tân Thịnh của chủ đầu tư LDG

Tuy nhiên, giảm mạnh hôm nay của LDG cũng đơn giản chỉ là hoạt động chốt lời ngắn hạn sau 2 phiên tăng mạnh trước đó, với tổng mức tăng hơn 8% và thông tin khởi tố được đưa ra là cái cớ không có gì tốt hơn để bên đang nắm giữ cổ phiếu LDG hành động.

Mặc dù vậy, không phải toàn bộ nhà đầu tư đều lo sợ với thông tin này, bởi ở chiều ngược lại, vẫn có nhiều nhà đầu tư xem thông tin tiêu cực này là cơ hội để vào hàng, nên giao dịch tại LDG hôm nay rất sôi động với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ cuối tháng 3/2022.

Thực tế, vụ lùm xùm tại dự án khu dân cư Tân Thịnh không phải mới. Khoảng trung tuần tháng 4 đã xuất hiện thông tin thanh tra về dự án và sau đó có kết luận Thanh tra về khả năng một số cá nhân có thể bị xử lý hình sự liên quan đến sai phạm dự án này, cổ phiếu LDG đã bị giảm mạnh từ vùng 5.000 đồng xuống 4.010 đồng, tương đương giảm gần 20%, đặc biệt là trong 2 phiên 13 và 14/4 giảm sàn liên tiếp khi thông tin về Kết luận Thanh tra được đưa ra ngày trước đó (12/4). Sau đó, cổ phiếu này đi ngang và dần hồi phục trở lại từ sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng, khi tin xấu ra là lúc mua vào.

Hành động đúng sai của các bên hôm nay cần thời gian trả lời, nhưng nó giúp cho cổ phiếu LDG có phiên giao dịch sôi động, góp phần giúp thị trường có phiên giao dịch có thanh khoản tốt nhất 1 tháng rưỡi.

Trở lại với thị trường chung, trong khi LDG bị giảm sàn, thì một cổ phiếu nhỏ khác cũng thuộc lĩnh vực bất động sản là EVG lại đang có chuỗi ngày tăng tốc đáng ngạc nhiên, với 7 phiên gần nhất đều tăng, trong đó, có 5 phiên tăng trần, khối lượng khớp lệnh cũng gia tăng đáng kể so với thời gian trước.

Hôm nay, cổ phiếu EVG +7% lên 6.580 đồng, khớp hơn 4,77 triệu đơn vị. Tính chung từ khi bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 24/4, cổ phiếu này đã tăng gần 100% từ mức 3.000 đồng.

Về diễn biến thị trường chung, VN-Index tiếp tục lình xình về mặt điểm số ngay khi giao dịch trở lại vào đầu giờ chiều, thậm chí có lúc áp lực bán gia tăng nhẹ ở nhóm bluechip đã khiến VN-Index rơi về 1.071 điểm. Dù vậy, một số cổ phiếu lớn đảo chiều nhích nhẹ, nhưng mức độ ảnh hưởng lớn như VCB, MSN đã giúp VN-Index bật tăng lên gần 1.080 điểm khi kết phiên. Thanh khoản lên cao nhất kể từ giữa tháng 12/2022.

Đóng cửa, sàn HOSE có 225 mã tăng và 156 mã giảm, VN-Index tăng 3,07 điểm (+0,29%), lên 1.078,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 922,9 triệu đơn vị, giá trị 16.424,1 tỷ đồng, tăng hơn 9% về khối lượng và gần 20% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 106,9 triệu đơn vị, giá trị 2.824 tỷ đồng.

Cổ phiếu LDG bị xả mạnh sau tin tiêu cực ảnh 2

Như đã đề cập, cổ phiếu lớn VCB trở thành trụ đỡ tốt nhất khi đóng góp hơn 1,6 điểm tích cực cho VN-Index, dù cổ phiếu này chỉ tăng 1,5% lên 94.500 đồng.

Các bluechip khác cũng đã đảo chiều tăng hoặc nới đà đi lên hỗ trợ thêm có MWG +1,8% lên 39.400 đồng, MSN +1,7% lên 72.800 đồng. Các mã tăng khác còn CTG, ACB, SAB, VPB, GVR, dù mức tăng khiêm tốn.

Trong khi ngược lại, không cổ phiếu này giảm sâu, với VHM và GAS giảm mạnh nhất rổ VN30 cũng chỉ mất 1%.

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã bất động sản, xây dựng nhỏ vẫn hoạt động tốt, dù không còn bùng nổ như phiên hôm qua, ngoài EVG nêu trên thì FCN, VRC, KPF, QCG, CIG, LGL và TDH cũng đã kết phiên ở mức giá trần, với FCN phiên này khớp tới hơn 9,3 triệu đơn vị.

Tăng mạnh khác ở nhóm này còn có HHV, HDC, NVT, PTC, HDG, CRE, NHA với mức tăng từ 3% đến gần 5%. Đáng kể khác là cổ phiếu PDR, khi tăng 5,8% lên 14.500 đồng, khớp hơn 22,7 triệu đơn vị.

Ngoài các mã kể trên, thì một số cổ phiếu ở những nhóm ngành khác như dịch vụ, điện, công ty chứng khoán, xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu, bán lẻ, vận tải cũng tăng mạnh như KHP, EVF, MHC, PLP, BSI khi đều tăng trần. Các mã QBS, HAX, PET, POM, VSC, FCM, DGW, SJF có mức tăng từ 3% đến hơn 4,5%.

Ở chiều ngược lại, ngoài LDG bị bán tháo, thì một số cổ phiếu cũng giảm đáng kể như HHP giảm sàn -6,6% xuống 11.250 đồng, HUB -5% xuống 18.200 đồng, SAM -3,4% xuống 7.030 đồng, HAR -3,1% xuống 4.750 đồng, TGG -3,1% xuống 3.460 đồng…

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng giằng co nhẹ sau khi giao dịch trở lại trong phiên chiều và bất ngờ nới đà đi lên ở những phút cuối, đóng cửa ở cách mức cao nhất ngày không xa.

Chốt phiên, sàn HNX có 101 mã tăng và 68 mã giảm, HNX-Index tăng 1,03 điểm (+0,47%), lên 221,33 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 111,9 triệu đơn vị, giá trị 1.834,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 25,2 triệu đơn vị, giá trị 251,4 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn nhất sàn là PVS đã là động lực chính khi +2,3% lên 30.600 đồng, cùng với đó là CEO +3% lên 27.200 đồng.

Các cổ phiếu tăng khác có VC2, VC3 và ITQ khi đều đóng cửa ở giá trần. Các mã BCC tăng hơn 6%, PVC nhích 4,5% MST tăng hơn 3,5%….

Các mã giảm với thanh khoản cao chỉ còn TAR, MBG, DDG, LIG, IDC IDJ, nhưng mức giảm chỉ ở mức thấp, trong khi đó, SHS đứng tham chiếu tại 11.800 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 15,2 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index gần như đi ngang quanh mức điểm cuối phiên sáng, trước khi có nhịp nảy lên vào những phút cuối nhờ lực cầu gia tăng.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,66%), lên 81,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 65,4 triệu đơn vị, giá trị gần 749 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,19 triệu đơn vị, giá trị gần 73 tỷ đồng.

Hai mã nhỏ KVC và HHG vẫn đứng giá trần tại 2.100 đồng và 1.800 đồng, khớp lần lượt 3,09 triệu và 1,63 triệu đơn vị.

Ở những cổ phiếu khác, BSR +1,8% lên 17.400 đồng, khớp lệnh vượt trội so với phần còn lại khi có 12,35 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đa số nhích nhẹ, với VN30F2306 tăng 0,2 điểm, tương đương +0,02% lên 1.068,2 điểm, khớp lệnh đạt hơn 139.700 đơn vị, khối lượng mở hơn 46.900 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ có phần lấn át, với CMBB2211 phiên này hút giao dịch nhất khi có 1,48 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 14,3% xuống 60 đồng/cq, theo sau là CVRE2216 với 0,88 triệu đơn vị và cũng giảm 3,6% xuống 270 đồng/cq.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO