VN-Index tăng nhẹ lên trên 1.110 điểm; Khơi dòng chảy tín dụng cuối năm; 10 tháng 2023, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm 43,87%; Dệt may khó về đích; Cạm bẫy ‘con tàu lượn’ trong định giá…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 21/11 tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều mua và không đổi chiều bán so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 70,50 – 71,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 3,5 USD xuống 1.977,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng bật tăng lên gần 1.995 USD, trước khi lùi về quanh 1.985 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,38 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.915 đồng/USD, giảm 39 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.950 – 24.295 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 37.300 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,75 USD (-0,96%), xuống 77,08 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,74 USD (-0,90%), xuống 81,58 USD/thùng.
VN-Index nhích lên 1.110 điểm
Sau phiên sáng giao dịch tương đối thận trọng, đặc biệt ở nhóm bluechip khi gần như ít thay đổi, thị trường bước vào phiên chiều hạ thêm độ cao đôi chút và sau đó đã tích hơn hơn khi số mã xanh trên bảng điện tử được cải thiện đáng kể.
Điều này giúp VN-Index nhích dần lên ngưỡng 1.110 điểm, dù quá trình đi lên gặp phải rung lắc và kết phiên chớm vượt qua mốc điểm này.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 26,26 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 587 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 21/11: VN-Index tăng 6,80 điểm (+0,62%), lên 1.110,46 điểm; HNX-Index tăng 2,02 điểm (+0,89%), lên 229,8 điểm; UpCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,1%), lên 86,22 điểm
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Hai (20/12), sau khi cổ phiếu Microsoft tăng tốc trước tin tức rằng người đứng đầu của OpenAI bị lật đổ Sam Altman sẽ gia nhập gã khổng lồ phần mềm, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm manh mối về thời điểm Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Các nhà giao dịch đã gần như đã tính toán đầy đủ khả năng Fed sẽ giữ lãi suất không thay đổi trong tháng 12 và đã bắt đầu dự báo đợt cắt giảm lãi suất đầu tuần ngay sau tháng 3/204, theo công cụ FedWatch của CME Group.
Kết thúc phiên 20/11: Chỉ số Dow Jones tăng 203,76 điểm (+0,58%), lên 35.151,04 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 33,36 điểm (+0,74%), lên 4.547,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 159,05 điểm (+1,13%), lên 14.284,53 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi sự phục hồi của đồng yên so với đồng USD đã thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,1% xuống 33.354,14 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,2% xuống 2.367,79 điểm.
Đồng yen lấy lại đà tăng khi đồng USD trượt xuống mức thấp mới so với các đồng tiền chủ chốt khi Trung Quốc dẫn dắt đồng nhân dân tệ tăng giá.
Các cổ phiếu xuất khẩu theo đó bị bán khá mạnh với Honda Motor mất 2,21% và Toyota Motor giảm 1,62%. Mazda Motor giảm 4,5% và khiến chỉ số ngành ô tô giảm 1,75%.
Cổ phiếu các công ty thương mại cũng suy yếu, với Itochu giảm 3,66% và Mitsui &Co mất 2,9%.
Đáng chú ý là cổ phiếu GS Yuasa giảm 10,82%, sau khi nhà sản xuất pin công bố kế hoạch huy động tới 47,2 tỷ yên (315,47 triệu USD) trong việc bán cổ phiếu mới và phân bổ của bên thứ ba cho Honda Motor.
Chứng khoán Trung Quốc trái chiều, khi có các báo cáo về việc triển khai kích thích mới nhất của Bắc Kinh đối với lĩnh vực bất động sản đã nâng cao tâm lý thị trường.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,01% xuống 3.067,93 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,13% lên 3.581,07 điểm.
Thông tin mới cho thấy, Các nhà quản lý Trung Quốc đang soạn thảo một danh sách 50 nhà phát triển bất động sản đủ điều kiện nhận một loạt các khoản tài trợ, Bloomberg News trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu công nghệ đảo chiều suy yếu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,25% xuống 17.733,89 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,44% xuống 6.076,67 điểm.
Chỉ số công nghệ giảm 1%, với Xiaomi giảm 4,9% và nhà sản xuất máy tính cá nhân Lenovo Group giảm 3,4%. Tencent mất 0,6% và NetEase giảm 2%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi các nhà sản xuất pin và chip dẫn đầu đà hồi phục.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 19,22 điểm, tương đương 0,77%, lên 2.510,42 điểm.
Cổ phiếu công nghệ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của cổ phiếu cùng ngành trên Phố Wall đêm qua, Lee Kyoung-min, một nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết.
Các cổ phiếu lớn như nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 0,14% và SK Hynix tăng 0,46%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,68%.
Kết thúc phiên 21/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 33,89 điểm (-0,10%), xuống 33.354,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,39 điểm (-0,01%), xuống 3.067,93 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 44,18 điểm (-0,25%), xuống 17.733,89 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 19,22 điểm (+0,77%), lên 2.510,42 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Khơi dòng chảy tín dụng cuối năm
Mặt bằng lãi suất giảm, song sức hấp thụ vốn yếu, nên tín dụng tăng trưởng chậm. Để kích cầu vốn cuối năm, ngân hàng tập trung khai thác tính chất mùa vụ..>> Chi tiết
– 10 tháng 2023, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm 43,87%
10 tháng năm 2023, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp có 173 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ thành công, đạt giá trị 184.796,5 tỷ đồng; giảm 43,87% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022..>> Chi tiết
– Dệt may khó về đích
Đối mặt với khó khăn kéo dài, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp dệt may đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng, nhưng đường về đích hiện vẫn gập ghềnh..>> Chi tiết
– Cạm bẫy ‘con tàu lượn’ trong định giá
Trong bối cảnh dòng tiền khó khăn hiện nay, bất kỳ start-up nào cũng có thể là nạn nhân của ‘con tàu lượn’ định giá, dẫn đến không thể làm chủ được mức định giá của mình..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn