VN-Index giảm hơn 13 điểm; Công khai lãi suất: Ngân hàng ngại mang tiếng cho vay cắt cổ; “Tăng xanh” cho nhà đầu tư; Duy trì tầm nhìn dài hạn và khả năng chống chịu tài chính cho năm 2024; Dự cảm thị trường chứng khoán năm Rồng; Lạm phát của Mỹ tăng trở lại trong tháng 11…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 13/12 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 72,80 – 73,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,9 USD xuống 1.979,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.975 USD/ounce trước khi nhích lên trên 1.980 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,95 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.954 đồng/USD, tăng 13 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.080 – 24.420 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 41.300 USD thì sang phiên hôm nay đã giảm thêm về 41.200 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,10 USD (-0,15%), xuống 68,51 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,08 USD (-0,11%), xuống 73,16 USD/thùng.
VN-Index giảm hơn 13 điểm
Thị trường sau ít phút tăng điểm nhẹ đã lùi về dưới tham chiếu khi bên bán có chút mất kiên nhẫn.
Sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán đã gia tăng, đặc biệt về cuối phiên và lan rộng thị trường khiến bảng điện tử dần chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index theo đó giảm giảm hơn 13 điểm khi đóng cửa về dưới 1.115 điểm.
Tuy nhiên, thị trường vẫn có những tín hiệu để kỳ vọng sớm hồi phục trở lại, đó là lực cầu bắt đáy khá tốt đã giúp VN-Index bật hồi và không để thủng ngưỡng 1.110 điểm, trong khi đó, áp lực bán tháo đã không xảy ra khi toàn thị trường chỉ có hơn 20 mã nằm sàn và đà giảm của thị trường có phần “đóng góp” lớn từ nhóm cổ phiếu bluechip.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 34,49 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 866,77 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/12: VN-Index giảm 13,43 điểm (-1,19%), xuống 1.114,2 điểm; HNX-Index giảm 3,29 điểm (-1,42%), xuống 228,42 điểm; UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,3%), xuống 85,09 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng trong phiên thứ Ba (12/12), sau khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 được công bố.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,1% so với tháng trước. Chỉ số CPI lõi (loại bỏ thực phẩm và năng lượng) tăng 4% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với tháng trước. Cả hai đều phù hợp so với các dự báo trước đó.
Kết thúc phiên 12/12: Chỉ số Dow Jones tăng 173,01 điểm (+0,48%), lên 36.577,94 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,26 điểm (+0,46%), lên 4.643,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 100,91 điểm (+0,70%), lên 14.533,40 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng phiên thứ ba liên tiếp, khi Advantest và các cổ phiếu liên quan đến chip khác nâng đỡ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,25% lên 32.926,35 điểm. Chỉ số Topix nhích 0,07% lên 2.354,92 điểm.
“Thị trường Nhật Bản đã được nâng đỡ bởi đà tăng của Phố Wall, với chỉ số Dow Jones đang trên đà đánh dấu mức cao kỷ lục”, Shigetoshi Kamada, tổng giám đốc tại bộ phận nghiên cứu tại Tachibana Securities, cho biết.
Các cổ phiếu chip tăng tốc, với nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Advantest tăng 5,19%, trong khi nhà sản xuất chip Renesas Electronics tăng 3,75 và Tokyo Electron tăng 4,71%.
Đáng chú ý khác là cổ phiếu Ushio tăng 12,27% sau khi nhà sản xuất chip LED cho biết họ sẽ hợp tác với Applied Materials để phát triển công nghệ cho thị trường bán dẫn tiên tiến.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi giới đầu tư thất vọng trong thông điệp trọng tâm tại hội nghị kinh tế trung ương đã ít đề cập đến việc tháo gỡ khó khăn của ngành bất động sản.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,15% xuống 2.968,76 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,67% xuống 3.369,60 điểm.
Hội nghị công tác kinh tế thường niên của Trung Quốc đã diễn ra với thông điệp của các nhà hoạch định chính sách rằng sẽ ưu tiên đổi mới công nghệ, nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, họ không đưa ra biện pháp mới nào để vực dậy thị trường nhà ở, bất động sản đang ốm yếu.
Trong khi đó, thông điệp “tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp các điều kiện nhà ở”, được đề cập trong cuộc họp năm ngoái, đã bị xóa khỏi tuyên bố trong cuộc họp năm nay, theo Goldman Sachs.
“Việc thiếu các cuộc thảo luận mới xung quanh lĩnh vực bất động sản có thể gây thất vọng cho một số nhà đầu tư”, ngân hàng đầu tư Phố Wall cho biết một báo cáo. “Điều này có thể cho thấy chính quyền vẫn đang tìm cách để đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành.”
Chứng khoán Hồng Kông giảm, cũng do việc thiếu vắng các đề xuất kích thích mới liên quan đến lĩnh vực bất động sản từ cuộc họp chính sách quan trọng của Trung Quốc.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,89% xuống 16.228,75 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,13% xuống 5.550,90 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư đứng ngoài trước khi Fed thông báo chính sách vào thứ Tư.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 24,61 điểm, tương đương 0,97% xuống 2.510,66 điểm.
Gã khổng lồ công nghệ hàng đầu Samsung Electronics giảm 0,95%, trong khi nhà sản xuất chip số 2 SK hynix tăng 0,15%.
Nhà sản xuất pin hàng đầu LG Energy Solution mất 3,42% và đối thủ Samsung SDI giảm 3,59%.
Kết thúc phiên 13/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 82,65 điểm (+0,25%), lên 32.926,35 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 34,68 điểm (-1,15%), xuống 2.968,76 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 145,75 điểm (-0,89%), xuống 16.228,75 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 24,61 điểm (-0,97%), xuống 2.510,66 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Công khai lãi suất: Ngân hàng ngại mang tiếng cho vay cắt cổ
Không phản đối việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công khai lãi suất cho vay bình quân của từng ngân hàng, song nhiều ngân hàng cho rằng, NHNN cần phân loại lãi vay của các nhóm khách hàng để có sự so sánh công bằng..>> Chi tiết
– “Tăng xanh” cho nhà đầu tư
Hiện tại, phần lớn nhà đầu tư Việt Nam ưu tiên cho mục tiêu gia tăng lợi nhuận ngắn hạn, mà chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc tích hợp các yếu tố ESG vào quá trình đầu tư của mình..>> Chi tiết
– Duy trì tầm nhìn dài hạn và khả năng chống chịu tài chính cho năm 2024
TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh Quốc) chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán góc nhìn về bối cảnh kinh tế vĩ mô và những khuyến nghị đáng chú ý với doanh nghiệp, nhà đầu tư..>> Chi tiết
– Dự cảm thị trường chứng khoán năm Rồng
Năm 2023 dần trôi qua với những diễn biến đáng chú ý của một số nhóm ngành. Thị trường chứng khoán trong nước sẽ bước sang năm 2024, năm con Rồng trong Âm lịch, với tâm thế và dự phóng nào?..>> Chi tiết
– Lạm phát của Mỹ tăng trở lại trong tháng 11
Giá tiêu dùng của Mỹ tăng trong tháng 11 do chi phí nhà ở và lĩnh vực dịch vụ tăng, khiến lạm phát đủ mạnh để cản trở bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn