Giá gạo thuộc chương trình bình ổn tăng 1.500-2.000 đồng/kg từ 21-8
SB
-2.57%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – Giá gạo thuộc chương trình bình ổn tăng 1.500-2.000 đồng/kg từ 21-8
Sau khi điều chỉnh, giá các mặt hàng gạo bình ổn thị trường vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng loại trên thị trường từ 5,6%-14,3%.
Sở Tài Chính TP.HCM vừa có báo cáo UBND TP.HCM kết quả điều chỉnh giá mặt hàng gạo, đường tham gia chương trình bình ổn thị trường (BOTT) năm 2023 và Tết 2024 của Công ty CP Lương thực Thành phố, Công ty TNHH Gạo Vinh Phát Wilmar, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh.
Theo đó từ ngày 21- 8, giá đường mía Toàn Phát từ 25.000 đồng lên 26.000 đồng/kg.
Giá gạo trắng, gạo Jasmine tăng 1.500-2.000 đồng/kg. Cụ thể, gạo trắng thường 5% tấm (bao bì PP, túi 5kg, 10kg, 25kg) từ 14.500 đồng lên 16.000 đồng/kg; gạo trắng thường 5% tấm (bao bì PA/PE, túi 5kg) từ 15.500 đồng tăng lên 17.000 đồng/kg.
Gạo jasmine 5% tấm (bao bì PA/PE túi 5kg) giá từ 17.000 đồng tăng 19.000 đồng/kg…
Theo Sở Tài chính TP.HCM, quy định của chương trình BOTT “Điều chỉnh tăng giá bình ổn thị trường khi doanh nghiệp (DN) đề nghị và giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào điều chỉnh tăng hơn 3% so với lần công bố giá liền kề trước…”
Qua kiểm tra hóa đơn đầu vào mua nguyên liệu của các đơn vị đều tăng từ 14%-23% nên đủ điều kiện điều chỉnh giá.
Sau khi điều chỉnh, giá các mặt hàng gạo BOTT vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng loại trên thị trường từ 5,6%-14,3%, đáp ứng đúng quy định.
Bên cạnh đó, Sở đề nghị các DN chủ động khuyến mãi, giảm giá phù hợp với tình hình thực tế thị trường … để kích cầu tiêu dùng.
Người dân chọn mua gạo bình ổn tại siêu thị. ẢNH: TÚ UYÊN |
Theo Sở Tài Chính TP.HCM, mặc dù theo nguyên tắc gạo bình ổn đã đủ điều kiện điều chỉnh, Tổ Công tác đề nghị các DN cân nhắc việc điều chỉnh giá, mức giá điều chỉnh (các DN đề nghị gạo tăng 1.000-2.800 đồng/kg), thời điểm điều chỉnh phù hợp.
Tuy nhiên, các DN đang gặp khó khăn trong thu mua lúa để sản xuất vì người nông dân cũng nắm bắt được tình hình biến động hiện nay nên giá lúa nguyên liệu tăng liên tục đạt mức 8.000-8.600 đồng/kg.
Để đảm bảo hoạt động và nguồn lực cung ứng hàng hóa cho thị trường các DN đề nghị Tổ Công tác thống nhất cho được điều chỉnh giá bình ổn.
Mặt khác, với mức giá các DN đang đề xuất chưa phù hợp với mức biến động giá liên tục như hiện nay, DN đang phải chịu lỗ rất nhiều để chia sẽ cùng người tiêu dùng.
Để tránh tác động mạnh đến thị trường, góp phần kìm hãm đà tăng giá, Tổ Công tác và các DN thống nhất mức điều chỉnh giá gạo như trên.
Gạo gạo trong nước mới tăng đầu tháng 8 Sở Tài Chính TP.HCM cho biết, qua các kênh thông tin từ mạng lưới báo giá, UBND quận huyện, Thành phố Thủ Đức, Hiệp Hội Lương thực Việt Nam cho thấy ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long giá lúa gạo tăng liên tục. Từ tuần 28 (ngày 7-7 đến 13-7) đến tuần 32 (4-8 đến 10-8), giá lúa tươi tại ruộng tăng với tổng mức 1.300 đồng lên 7.786-7.967 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu (xát trắng loại 1) tăng 3.300 đồng/kg, gạo thành phẩm xuất khẩu không bao loại 5% tổng mức tăng 3.080 đồng lên 14.633 đồng/kg… Tại kho An Giang trước thời điểm Ấn Độ ra lệnh dừng xuất khẩu (ngày 15-6), thương lái mua lúa đài thơm 8 khoảng 6.800-7.000 đồng/kg, đến ngày 15-8 tổng mức tăng là 800 đồng, hiện nay giá 7.400-7.600 đồng/kg. Giá lúa IR504 là 6.200-6.400 đồng/kg, chịu tác động mạnh nhất do diện tích gieo trồng giảm (chủ yếu được bù đắp bằng nguồn nhập khẩu từ Ấn Độ) ngày 18-7 bắt đầu tăng 100-300 đồng/kg, tới ngày 15-8 tăng tổng mức 1.400 đồng/kg, hiện ở mức 7.300-7.500 đồng/kg. Dẫn tới giá gạo nguyên liệu IR504 tăng 2.000 đồng/kg, giá gạo thành phẩm IR504 tăng 3.250 đồng/kg trong khi gạo IR504 chủ yếu phục vụ cho sản xuất bún, phở, miến, bánh. Qua đó, cho thấy thị trường lúa gạo xu hướng tăng từng ngày. Tuy nhiên Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nên giá gạo nguyên liệu, giá gạo xuất khẩu tăng cao từ giữa tháng 7 chưa tác động mạnh đến giá gạo trong nước. Đến đầu tháng 8 giá bán lẻ trên thị trường mới tăng như gạo trắng tẻ thường tăng từ 2.000-4.000 đồng/kg, hiện có giá 17.000-17.500 đồng/kg. Gạo jasmine tăng 2.000- 3.000 đồng/kg, giá 19.000-20.000 đồng/kg. |
TÚ UYÊN
Theo investing.com