Bản chất sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Nói cách khác, đây là chứng thư cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho cách chủ thể có quyền. Sở dĩ, người dân thường gọi với cái tên sổ hồng do dựa vào màu sắc của quyển sổ để gọi tên (sổ có màu hồng nhạt). Hiện nay, căn cứ vào chủ thể được cấp, sổ hồng được chia thành 02 loại gồm: (1) Sổ hồng chung và (2) Sổ hồng riêng. Vậy, sổ hồng chung và sổ hồng riêng khác nhau thế nào?
Sổ Hồng Riêng:
Là GCNQSD Đất Và các tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp được nhà nước công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hưu riêng có nghĩa là: chủ sở hữu được quyền định đoạt mua bán, tặng, cho, thế chấp, ủy quyền…. cho bất kì cá nhân tổ chức nào mà không cần sự cho phép của người khác
Sổ hồng chung ( đồng sở hữu):
Sổ hồng đồng sở hữu, là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng chung được các cơ quan chức năng từ cấp huyện có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu.
Sự khác nhau của sổ hồng chung và sổ hồng riêng:
SỔ HỒNG CHUNG:
Chủ thể được cấp:
Từ hai cá nhân trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái với nhau, sổ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Do vậy, nhiều người còn gọi đây là sổ hồng đồng sở hữu.
Trường hợp cấp:
Sổ hồng chung được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong một số trường hợp sau:
– Có từ hai cá nhân trở lên không có quan hệ vợ chồng hoặc con cái với nhau mà thỏa thuận với nhau mảnh đất này là tài sản chung hoặc cùng góp tiền mua chung mảnh đất và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các chủ thể này cùng có quyền.
– Khi thửa đất có diện tích quá nhỏ, không đủ điều kiện để tách thành một thửa độc lập nhưng chủ thể vẫn muốn thực hiện giao dịch với mảnh đất đó thì có thể thực hiện việc hợp thửa đất với phần đất của chủ thể khác để đủ điều kiện và có sổ.
Nội dung tại sổ hồng:
– Bìa: Có thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…. (tên của những chủ thể có quyền chung khác)”
– Nội dung bên trong: Ghi nhận hình thức sử dụng đất là “sử dụng chung”
Quyền của chủ thể khi thực hiện giao dịch:
Bản chất đây là chứng thư cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhiều chủ thể (các chủ thể sở hữu sổ hồng của mảnh đất). Mỗi chủ thể sở hữu chỉ có quyền định đoạt trong phạm vi quyền của họ trong khối tài sản đồng sở hữu này.
Tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu của các chủ thể sẽ không thể do một trong số người chủ sở hữu định đoạt mà cần có sự đồng ý của các bên sở hữu còn lại cho dù một chủ sở hữu chỉ định đoạn phần quyền sở hữu của mình. Điều này là để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Ưu và nhược điểm:
Khi mà trong quá trình thực hiện các công việc liên quan thì sổ hồng chung thường sẽ rắc rối hơn bởi sổ hồng chung cần được có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu.
Trường hợp cấp:
– Giá nhà đất có sổ hồng chung thưởng rẻ hơn nhiều so với sổ hồng riêng tuy nhiên về mặt pháp lý, khi mua bán nhà đất có sổ hồng chung thường mang nhiều rủi ro hơn:
+ Thứ nhất, người mua sẽ bị hạn chế về quyền sử dụng đất và người bán không đáp ứng được các điều kiện pháp lý để tách sổ cho từng căn. Tất cả các thủ tục vay thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và thừa kế đều gặp rắc rối và hạn chế hơn, không thể tự mình định đoạt được quyền sở hữu của mình.
+ Thứ hai, nếu như không có giấy ủy quyền đồng ý của tất cả các đồng sở hữu cho phép một trong các chủ thể sở hữu có quyền chuyển nhượng cho người khác thì không thể làm các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định của pháp luật.
+Thứ ba, trường hợp việc mua bán chỉ diễn ra với một trong các đồng sở hữu bằng thỏa thuận viết tay mà không được công chứng chỉ ra văn phòng thừa phát lại lập vi bằng thì sẽ không được pháp luật công nhận bởi pháp luật quy định việc mua bán nhà đất phải được lập hợp đồng mua bán và phải công chứng tại văn phòng công chứng.
Xem thêm:
- Các bước mua bán nhà đất khi chưa có sổ đỏ
- Nên hay không khi mua bán nhà đất có sổ hồng chung
- Có thể kiểm tra sổ đỏ và sổ hồng đã xóa thế chấp bằng cách gì?
SỔ HỒNG RIÊNG:
Chủ thể được cấp:
Một cá nhân hoặc 2 cá nhân trở lên có quan hệ vợ chồng, con cái với nhau đứng tên trên một sổ được cấp.
Trường hợp cấp: Sổ hồng riêng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong các trường hợp có: (1) một cá nhân hoặc (2) từ hai cá nhân trở lên có quan hệ vợ chồng, con cái với nhau đứng tên trên một sổ được cấp.
Nội dung tại sổ hồng:
– Bìa: Chỉ ghi nhận thông tin của một người đứng tên đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Nội dung bên trong: Ghi nhận hình thức sử dụng “sử dụng riêng”.
Quyền của chủ thể khi thực hiện giao dịch:
Bản chất đây là chứng thư cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho riêng một cá nhân hoặc hai vợ chồng mà không bao gồm các chủ thể khác.
Do đó, khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu thì chỉ cần có ý chí của cá nhân hoặc đồng nhấy ý chí của cả hai vợ chồng.
Ưu và nhược điểm:
– Khi mà trong quá trình thực hiện các công việc liên quan thì sổ hồng riêng sẽ dễ giải quyết hơn và xử lý nhanh hơn so với sổ hồng chung.
– Giá nhà đất có sổ hồng riêng thường đắt hơn so với nhà đất có sổ hồng chung.
Tìm hiểu thêm:
- Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi mua nhà đất
- Những trường hợp nào mua bán đất không cần Sổ đỏ?
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất cần chuẩn bị hồ sơ gì?