Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chỉ số P/S chứng khoán là gì? Cách tính chỉ số P/S

 

Thực tế là bất cứ nhà đầu tư nào cũng đều quá quen thuộc với chỉ số P/E bởi tính tiện dụng và phổ cập của nó. Nhưng với các doanh nghiệp đang thua lỗ chỉ số P/E sẽ là 1 số âm, do đó chỉ số này không còn ý nghĩa phân tích. Và dĩ nhiên là bạn không thể trả một mức giá nhỏ hơn 0 cho doanh nghiệp đó.

 

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi:

Nếu doanh nghiệp thua lỗ nên sử dụng chỉ số nào để thay thế P/E?

Bạn cần 1 chỉ số khác để đánh giá doanh nghiệp và chỉ số P/S là một chỉ số hiệu quả để đánh giá doanh nghiệp trong trường hợp này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chỉ số P/S là gì? cách tính cũng như cách sử dụng chỉ số P/S trong phân tích cổ phiếu.

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S là chỉ số định giá đo lường mức giá thị trường trả cho phần doanh thu trên mỗi cổ phần. Hay nhà đầu tư đang trả bao nhiêu cho 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Chỉ số P/S được các nhà phân tích sử dụng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu so với quá khứ và so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

 

Khái niệm chỉ số P/S

 

Xem thêm: 

 

Cách tính chỉ số P/S?

Bạn có thể dễ dàng tính chỉ số P/S của một doanh nghiệp với 3 dữ liệu đầu vào cơ bản sau đây:

  • Thị giá cổ phiếu là mức giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường.
  • Doanh thu thuần của năm tài chính mà bạn sử dụng để tính chỉ số.
  • Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Lưu ý: 

Khối lượng cổ phiếu khi bạn sử dụng trên các trang tin này là khối lượng cổ phiếu đang lưu hành chưa tính bình quân.

Để chính xác nhất bạn cần sử dụng khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành đã từng hướng dẫn cách tính trong bài Chỉ số EPS là gì?”.

Từ các dữ liệu đã thu thập, chỉ số P/S được tính theo công thức sau đây:

 

Công thức tính chỉ số P/S

hay 

Công thức tính chỉ số P/S

Ưu nhược điểm của chỉ số P/S

Ưu điểm

  • Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn
  • Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E)
  • Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định, điều này khác với chỉ số P/E
  • Đối với công ty khởi nghiệp (Bạn có coi chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ chứ?), thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E

Nhược điểm

  • Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
  • Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán
  • Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty

Ý nghĩa của chỉ số P/S, Chỉ số P/S nói lên điều gì?

Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…)
  • Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu

Ý nghĩa của chỉ số P/S cao

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.

 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những kiến thức trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!

 

Xem thêm các bài viết: 

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO