Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Tránh thua lỗ, nhà đầu tư cần biết đến 7 chỉ số dòng tiền này

 

Muốn đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp lớn nhỏ nào, bạn nhất thiết phải quan tâm và lưu ý đến 7 chỉ số dòng tiền này của doanh nghiệp.

 

Tỷ lệ CFO/Revenue càng cao thì sinh lợi càng tốt

Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu đồng dòng tiền sẽ được tạo ra từ 1 đồng doanh thu. Tỷ lệ này càng cao, thể hiện khả năng sinh lợi càng tốt của doanh nghiệp.

Được tính bằng công thức: CFO/Revenue = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu

Nếu muốn mua cổ phiếu của một doanh nghiệp, bạn cần:

  • So sánh tỷ lệ CFO / Revenue của doanh nghiệp đó với doanh nghiệp khác trong ngành nhằm mục đích đánh giá năng lực tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Xem xét xu hướng của tỷ lệ này, đảm bảo rằng tỷ lệ CFO / Revenue của doanh nghiệp tăng liên tục trong 3 năm gần nhất. Nếu giảm hoặc biến động bất thường, nghĩa là hoạt động kinh doanh không ổn định, bạn nên suy nghĩ kỹ tránh đầu tư, mua bán dẫn tới thua lỗ.

Tỷ lệ CFO/Revenue càng cao thì sinh lợi càng tốt

 

Xem thêm: 3 dòng tiền đặc biệt cần quan tâm trong quản lý vốn giao dịch Forex.

 

Asset Efficiency Ratio (Hệ số hiệu quả tài sản)

Công thức tính như sau: AER = Free Cash Flow (FCF) / Total Assets

Bạn có thể sử dụng hiệu quả tỷ lệ FCF / Total Assets bằng cách đánh giá xu hướng biến động trong thời gian từ 3–5 năm gần nhất và so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Nếu muốn đánh giá 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng dòng tiền, hãy thay thế Total Assets bằng Gross PPE (Nguyên giá tài sản cố định).

Long – term Debt Coverage Ratio

Trong dài hạn, một doanh nghiệp tốt muốn phát triển bền vững thì luôn muốn giảm nợ vay dài hạn của mình. Tỷ lệ này giúp bạn đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn, với công thức:

Long-term Debt Coverage Ratio = FCF / Long-term Debt (nợ vay dài hạn)

Tỷ lệ này càng cao, thể hiện doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào, khả năng trả các khoản vay nợ dài hạn sớm. Ngược lại, tỷ lệ đang giảm và liên tục trong nhiều năm nghĩa là doanh nghiệp đang có vấn đề bất ổn tài chính. Bạn nên suy xét để tránh đầu tư thua lỗ.

Current Liability Coverage Ratio (CLCR)

Đây là tỷ lệ hiệu quả và đơn giản được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ (thanh toán) của doanh nghiệp, được tính bằng công thức: CLCR = FCF / Current Liabilities

Tỷ lệ này cho bạn góc nhìn khá chính xác về khả năng quản lý công nợ của doanh nghiệp, CLCR càng cao thì năng lực trả nợ của doanh nghiệp càng tốt.

 

Chỉ số dòng tiền đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Nếu CLCR <1, điều đó có nghĩa là dòng tiền của doanh nghiệp không đủ để thực hiện các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và sẽ phụ thuộc vào các khoản vay nợ mới.

Cash Generating Power Ratio (CGPR)

Chỉ số dòng tiền – Tỷ lệ CGPR giúp đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp, với công thức:

Cash Generating Power Ratio = CFO/(CFO + Cash from Investing Inflows + Cash from Financing Inflows)

Trong đó:

  • Cash from Investing Inflows là dòng tiền VÀO từ hoạt động đầu tư
  • Cash from Financing Inflows là dòng tiền VÀO từ hoạt động tài chính

Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ duy trì > 0 và ổn định trên 15%, thể hiện doanh nghiệp phát triển bình ổn và có thể xem là “cỗ máy tạo tiền”.

Interest Coverage Ratio

Chỉ số dòng tiền – Interest Coverage Ratio giúp đánh giá khả năng doanh nghiệp hoàn trả lãi vay của các khoản vay nợ từ dòng tiền FCF trong kỳ, được tính với công thức:

Interest Coverage Ratio = (FCF + Interest Paid + Taxes Paid) / Interest Paid

Trong đó:

  • Interest Paid là lãi vay đã trả
  • Taxes Paid là thuế đã trả
  • Interest Paid là lãi vay đã trả

Tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thể hiện doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ vỡ nợ vì sử dụng quá nhiều nợ vay đòn bẩy cao, và bạn nên tránh xa các cổ phiếu tránh trường hợp “mất trắng tay”.

 

Chi phí lãi vay

External Financing Ratio

Tỷ lệ này giúp đánh giá sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào hoạt động tài chính, dựa vào sự so sánh giữa dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính với dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Công thức tính: External Financing Ratio = Cash flows from financing / CFO

Tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào dòng tiền dòng vốn bên ngoài.

Thông thường, NĐT thường không quan tâm và đánh giá thấp các chỉ số dòng tiền. Tuy nhiên, nó rất quan trọng ảnh hưởng đến thành công hay thua lỗ của bạn.

 

Tìm hiểu thêm:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO