Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Các loại hỗ trợ và kháng cự phổ biến

 

Các mức hỗ trợ và kháng cự (HT&KC) là nhân tố then chốt trong phân tích kỹ thuật. Chúng chỉ ra cái nhìn trực quan nhất, từ đó có thể đưa ra chiến lược đặt lệnh và thiết lập các mức stop loss và take profit. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các loại hỗ trợ và kháng cự để vận dụng tốt hơn khi giao dịch.

 

Đặc điểm chung của việc hình thành các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

  • Các mức hỗ trợ và kháng cự được hình thành là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Xuất phát từ quan hệ cung – cầu trên thị trường, tại thời điểm đó, bên mua kỳ vọng giá sẽ còn tăng, trong khi bên bán tin rằng giá sẽ giảm. Tại nơi đó, sức mạnh của bên bán ngang bằng với bên mua.
  • Khi một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự được thử thách nhiều lần, tức là giá chạm vào đó nhiều lần rồi bị bật trở lại thì nó càng được củng cố vững chắc hơn.
  • Sự phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường xuất phát từ các yếu tố cơ bản. Ví dụ như một chính sách mới của Nhà nước, việc thay đổi ban lãnh đạo, hay các báo cáo tài chính…
  • Khi một mức hỗ trợ bị phá vỡ thì sau đó nó sẽ trở thành một ngưỡng kháng cự. Ngược lại, khi một mức kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ.

Các loại hỗ trợ và kháng cự bạn cần biết

Hỗ trợ và kháng cự theo xu hướng

Trong mô hình này thì thường xuyên xuất hiện các điểm mà tại đó, mức hỗ trợ cũ trở thành mức kháng cự mới. Ngược lại, mức kháng cự cũ lại trở thành mức hỗ trợ mới. Giá tạo thành các đỉnh và đáy liên tiếp. Tại đó chúng ta có thể vẽ hai đường thẳng song song để tạo thành các đường kênh xu hướng. Trong một thị trường có xu hướng đi xuống thì các đỉnh phục hồi tạm thời là các điểm bán tiềm năng. Ngược lại, trong một thị trường có xu hướng đi lên thì các đáy phục hồi tạm thời là các điểm mua tiềm năng.

 

Hỗ trợ và kháng cự theo xu hướng

Hoặc bạn có thể kẻ một đường trendline đi qua các đỉnh và đáy để nhìn cho rõ:

 

Loại hỗ trợ và kháng cự có thêm đường trendline

Trong một xu hướng xuống, bạn chỉ nên bán chứ không nên mua. Mỗi khi giá chạm đường kênh phía trên sẽ là cơ hội để bán xuống. Ngược lại với xu hướng tăng, bạn chỉ nên mua vào chứ không nên bán. Mỗi khi giá chạm đường kênh phía dưới sẽ là cơ hội để bạn mua vào.

Hỗ trợ và kháng cự theo đường trung bình động

Giá thường bật nảy lại khi chạm vào một đường trung bình động. Vì vậy đường trung bình động MA là một đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên các mức này không dựa trên các đường thẳng cứng, mà dựa vào sự biến động của đường trung bình.

 

Hỗ trợ và kháng cự theo đường trung bình động MA

HT&KC theo mức phục hồi Fibonacy

 Như bạn biết, các mức phục hồi của Fibonacci là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%…. Lợi dụng đặc điểm này, chúng ta cũng có các mức hỗ trợ và kháng cự tương ứng.

 

Theo mức phục hồi Fibonacy

Theo vùng giao dịch (trading range)

Ở loại này giá sẽ hình thành các đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước. Việc của bạn là kẻ hai đường nằm ngang song song với nhau, một đường đi qua các đỉnh, đường còn lại đi qua các đáy. Mỗi khi giá chạm đến mức hỗ trợ thì mua vào. Ngược lại khi giá chạm đến mức kháng cự thì bán ra. Bạn có thể lặp lại điều này nhiều lần cho đến khi giá vượt ra khỏi trading range.

 

Xem thêm:

 

Theo vùng giao dịch (trading range)

Hỗ trợ và kháng cự theo khoảng trống (gap)

Sau khi tạo Gap do tin mạnh thì giá thường phục hồi một chút. Nó thường phục hồi đến giữa khoảng trống rồi quay đầu lao theo xu hướng mới. Do vậy, mức giữa của “gap” chính là một mức hỗ trợ/kháng cự.

Hỗ trợ và kháng cự tại các mức giá tròn

Mức giá tròn là các mức giá nằm ở những con số tròn hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn…

Ví dụ tỷ giá cặp EUR/USD là 1.2000 hoặc 1.3000 hoặc 1.1500….. đó là những mức tỷ giá tròn. Khi gặp các ngưỡng này, do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, giá có xu hướng bị bật lại.

Dựa trên khung thời gian lớn nhỏ kết hợp

Có lẽ đây là loại HT&KC quan trọng nhất. Đó là các mức mà chúng ta có thể nhận thấy khi sử dụng một khung thời gian lớn, thường là khung Daily, Weekly. Ở các khung thời gian này cho ta cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường. Các điểm đường ngang đi qua không nhất thiết phải quá chính xác, chỉ cần tương đối thôi là đủ.

 

Đồ thị trong hình sử dụng khung thời gian Weekly, tiếp theo chúng ta thu hẹp khung thời gian xuống một mức để nhìn chi tiết hơn, ở đây là khung Daily. Khung Daily nên là khung chính để nhìn vào đó và thiết lập các kế hoạch giao dịch. Nó rất quan trọng khi mà chúng ta không chỉ hiểu được bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn mà còn xác định được những mức ngắn hạn hơn theo đồ thị ngày. Ở khung thời gian ngắn hơn này  chúng ta vừa có thể nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian cao hơn, đồng thời cũng nhìn thấy các mức ở khung nhỏ hơn. Điều này cho chúng ta nhiều thông tin hơn để phân tích.

 

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO