Mô hình Bump and Run này chủ yếu được nhìn thấy trên các khung thời gian lớn như Daily. Tuy nhiên, Setup cũng có thể hoạt động tốt như trên các biểu đồ Intraday, nhưng Bạn sẽ phải đợi rất lâu và khó để tìm thấy mẫu hình này vì nó là một hình dạng khá hiếm. Vậy mô hình Bump and run giao dịch như thế nào?
Sơ lược thông tin mô hình Bump and run:
Mô hình giá Bump and Run là mô hình đảo chiều trong Forex đáng giá giúp bạn phát hiện ra đoạn kết thúc của xu hướng và bắt đầu một xu hướng mới. Mô hình này có 2 phần:
Phần đầu tiên: là một xu hướng rõ rệt, các đỉnh / đáy của xu hướng nối lại thành một đường Trendline, và đây là đường Trendline chính.
Phần thứ hai: là một đoạn nhảy vọt giá (BUMP) ra khỏi đường Trendline. Đoạn nhảy vọt giá này đơn giản chỉ là sự tăng giá đột biến. Trong giai đoạn này, giá lại tạo thành một đường Trendline mới “dốc” hơn đường Trendline ban đầu.
Theo lý thuyết, tín hiệu để chúng ta vào lệnh khi đường Trendline chính bị Breakout. (RUN)
Một vài điểm quan sát được từ mô hình Bump and Run:
- Góc của 2 đường xu hướng hợp lại trong khoảng 45 – 60 độ
- Xu hướng chính khoảng từ 30 – 45 độ
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về các góc này vì bạn chỉ cần hiểu rõ mô hình Bump and Run trông ra sao là được. Ở hình bên dưới, tôi cung cấp cho bạn một mô hình Bump and Run được xem là đúng:
Chiến thuật giao dịch mô hình giá Bump and run
Bước 1: Đợi thị trường đang có xu hướng và nhảy vọt giá lên
Chúng ta chia mẫu mô hình Bump and Run thành nhiều bước. Bước đầu tiên là xác định xu hướng và sau đó là chờ đợi điểm giá nhảy vọt của xu hướng đó. Đây chính là 2 thành phần đầu tiên của mô hình Bump and Run.
Bước 2: Vẽ trendline
Cách bạn vẽ xu hướng mỗi người mỗi khác, không ai giống ai cũng như không ai tốt hơn ai cả. Đó chỉ là kinh nghiệm và sự hiểu biết của bạn về hành động giá.
Bước 3: Nhập lệnh
Để tối ưu hóa lợi nhuận, bạn có thể nhập lệnh ở 2 vị trí
- Vào lệnh đầu tiên khi đường xu hướng đầu tiên bị phá vỡ. Để xác nhận phá vỡ, chúng ta nên chờ đợi một cây nến đóng bên ngoài đường xu hướng.
- Vào lệnh thứ 2 khi đường Trendline chính bị phá vỡ. Chờ đợi thêm một tín hiệu Breakout, tương tự, một thanh nến cũng đóng bên ngoài đường xu hướng.
Trong giai đoạn này, thị trường đang trong quá trình đảo chiều, và quá trình RUN của mô hình được hình thành.Điều tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó chính là thiểt lập Take Profit và Stop Loss.
Xem thêm:
- Mô hình nến Morning Star (Sao Mai) là gì?
- Tìm hiểu đặc điểm mô hình sóng Elliott
- Tìm hiểu về Divergence phân kỳ trong phân tích kỹ thuật
Bước 4: Take Profit / Stop Loss
Chúng ta đặt Takeprofit dựa vào đáy của đường xu hướng chính. Và Stop Loss tại điểm đảo chiểu trước khi giá Breakout đường xu hướng đầu tiên. Bạn có thể nhìn hình để hiểu hơn về cách đặt Stop Loss và Take Profit như hình:
Tìm hiểu thêm:
- Muốn “hốt bạc” trong Forex phải biết ngay các mô hình tam giác này
- Thủ thuật giúp bạn xác định xu hướng đảo chiều
- Trader có biết làm gì khi giá đảo chiều?