Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì? Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì? - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì?

 

Theo dòng lịch sử của phân tích kĩ thuật thì có rất nhiều trường phái tiếp cận phân tích kĩ thuật như phương pháp đếm sóng của Elliot, phương pháp dựa vào các môn khoa học như toán, địa lý, thiên văn của Gann, phương pháp phân tích dựa vào giá và khối lượng – VSA, trường phái của Dow, trường phái Harminic,…Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một phương pháp xuất hiện từ những năm 30 của thế kì 20 đó là VSA của Richard Wyckoff.

 

Định nghĩa Volume Spread Analysis (VSA):

VSA là viết tắt của 3 từ Volume – Spread – Analysis, là phương pháp phân tích khối lượng giao dịch để dự đoán giá của tài sản trên thị trường. Hiểu đơn giản, phân tích giá và khối lượng VSA là sử dụng hình dạng của nến trên đồ thị giúp bạn biết được khối lượng cung và khối lượng cầu như thế nào, từ đó dự đoán xu hướng của giá dựa vào cung – cầu tài sản.

 

Cụ thể, những yếu tố mà nó phân tích bao gồm:

  • Khối lượng giao dịch – Volume
  • Phạm vi giá (khoảng cách giữa mức giá cao và thấp nhất, thể hiện độ cao của thân nến) – Range/Spread
  • Giá đóng cửa (giá đóng cửa gần với mức giá cao nhất hay thấp nhất của nến) – Closing Price

 

Tìm hểu Volume Spread Analysis

Lý do mà VSA được đánh giá cao?

Ý tưởng cơ bản đó là chúng ta chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường khi hiểu được những gì mà các trader chuyên nghiệp đang làm. Và đã là những tay chuyên nghiệp thì họ không chơi nhỏ. “They play big”

 

Do đó, một khi họ nhảy vào thị trường họ sẽ để lại những dấu chân, cụ thể đó chính là volume. Và để theo dấu những “big guys” này thì nhìn hành động giá không là không đủ, cần phải có sự kết hợp của volume.

VSA có hoạt động trên mọi loại thị trường?

VSA là phương pháp dùng giá và khối lượng để truy dấu những hành động của những tay chuyên nghiệp, do đó, về cơ bản để VSA hoạt động chúng ta cần có hai điều kiện:

  • Thứ nhất, thị trường mà bạn tham gia phải có những tay chơi chuyên nghiệp (cái này forex có thừa).
  • Thứ hai, bạn cần phải có nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

 

Hầu hết các thị trường tài chính như cổ phiếu, tương lai, hay ngoại hối có vẻ thỏa mãn hai điều kiện này.

Tuy nhiên, đối với thị trường ngoại hối giao ngay (spot forex), khái niệm về forex là tương đối khó vận dụng. Vì trên thực tế đó không phải volume thật sự mà chỉ là “tick volume”. Do vậy, để sử dụng VSA trong forex, đòi hỏi những kỹ năng nhiều hơn bình thường.

 

 

Tìm hiểu thêm:

 

 

Cách phân tích giá và khối lượng VSA

Mặc dù có rất nhiều khái niệm được sử dụng khi phân tích VSA trong giao dịch, nhưng để đơn giản, chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn cách phân tích VSA hai dạng nến phổ biến và được sử dụng nhiều nhất: nến No Demand (Không có khối lượng mua) và nến No Selling Pressure (không có áp lực bán).

1. Nến No Demand trong xu hướng tăng

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng giá, nó bắt buộc phải đi kèm với sự tăng lên của khối lượng giao dịch mua. Nếu khối lượng mua tài sản không tăng lên, chắc chắn xu hướng tăng sẽ không thể tiếp tục kéo dài.

 

Những nến No Demand xuất hiện trong xu hướng tăng giá là những tín hiệu cho bạn thấy khối lượng mua không tăng lên, và xu hướng tăng sắp kết thúc. Nến No Demand có hình dạng như sau:

 

  • Mức giá đóng cửa cao hơn phiên trước
  • Khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên gần đây
  • Phạm vi giá hẹp (độ cao thân nến ngắn)

2. Nến No Selling Pressure trong xu hướng giảm

Một thị trường đang trong xu hướng tiêu cực sẽ kéo theo việc có nhiều người muốn bán tài sản, và đó là nguyên nhân khiến mức giá giảm. Vì thế, nếu thị trường có tín hiệu giảm giá, nhưng khối lượng giao dịch bán tăng lên, bạn có thể tin rằng xu hướng giảm sẽ nhanh chóng kết thúc.

 

Trong xu hướng giảm, nếu bạn tìm thấy các thanh nến No Selling Pressure, đây chính là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Hình dạng nến như sau:

  • Mức giá đóng cửa thấp hơn so với phiên liền trước
  • Khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên gần đây
  • Phạm vi biến động giá hẹp

 

Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sử dụng đường trung bình trượt EMA trong 20 giai đoạn làm chỉ báo xu hướng. Pink Blockchain sẽ sử dụng phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA để tìm các nến No Demand và No Selling Pressure để dự đoán xu hướng giá sắp kết thúc.

3. Kiểm định xu hướng tăng với Nến No Demand

 

Kiểm định xu hướng với nến No Demand

  • Trong thời điểm đầu tiên (1), xu hướng giảm đang diễn ra, với nến nằm dưới đường EMA.
  • Các nến tăng (2) xuất hiện liên tiếp, cho thấy dấu hiệu về xu hướng Tăng. Câu hỏi đặt ra là xu hướng tăng có bền vững và mạnh mẽ hay không?
  • Với phân tích VSA có thể thấy 3 nến tăng này là nến No Demand, thể hiện khối lượng mua trên thị trường rất yếu. Dù có xu hướng tăng nhưng giá sẽ nhanh chóng giảm xuống. Chính vì thế, bạn có thể chuẩn bị mở mộtshort trade khi đà tăng kết thúc.

4. Kiểm định xu hướng giảm với Nến No Selling Pressure

 

Kiểm định xu hướng giảm No Selling Pressure

  • Thời điểm (1), thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Thời điểm (2), tín hiệu giảm xuất hiện, nhưng với hình dạng các nến No Selling Pressure. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường không có khối lượng giao dịch bán, nên xu hướng giảm không bền vững và sẽ nhanh chóng kết thúc. Bạn có thể chuẩn bị cho một giao dịch Tăng nay khi đà giảm kết thúc và giá tăng trở lại trên thị trường.

Kết luận

Mô hình nến và hình dạng các nến có thể cho bạn biết vô số thông tin về thị trường để dự đoán xu hướng giá. Cũng dựa trên thông tin từ mô hình nến, phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA – Volume Spread Analysis với khối lượng mua – bán tài sản trên thị trường sẽ cho bạn những tín hiệu dự đoán cực kỳ đáng tin cậy về chuyển động của giá.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125