Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sỡ hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử , bao gồm các loại : cổ phiếu, chứng khoán phát sinh, trái phiếu, chứng khoán quỹ ETF,…
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng của các loại chứng khoán, có thể thay đổi chủ thể chứng khoán. Dựa theo tính chất của chúng, thị trường chứng khoán chia làm 2 loại.
Thị trường chứng khoán sơ cấp
- Là thị trường phát hành chứng khoán mới, hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành sẽ nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Hoạt động khi ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho những người phát hành chứng khoán. Cho thấy thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả.
- Thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán sơ cấp mà tại đó chứng khoán được phát hành lần đầu tiên cho các nhà đầu tư, và vì là lần đầu tiên nên vốn từ nhà đầu tư sẽ chuyển sang cho tổ chức phát hành. Nên bản chất của hoạt động chính là tăng vốn điều lệ trên thị trường chứng khoán. Phương thức phát hành của thị trường này là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng và không hoạt động liên tục.
Thị trường chứng khoán thứ cấp
- Là thị trường chứng khoán được mua đi bán lại với nhau giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu ở thị trường chứng khoán sơ cấp. Điều này làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư vì vậy vốn điều lệ của tổ chức phát hành hoàn toàn không hề thay đổi trong quá trình này.
- Mục tiêu lớn nhất của thị trường này là tạo tính thanh khoản, để khi một nhà đầu tư A cần tiền họ đang sở hữu 1 loại cổ phiếu có thể bán ngay lúc đó để đổi ra tiền mặt cho một nhà đầu tư B khác đang có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời loại cổ phiếu đó. Chính tính thanh khoản này giúp cho tổ chức phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp khi cần vốn cho các dự án kế hoạch kinh doanh, tăng vốn các điều lệ mở rộng sản xuất kinh doanh. Thị trường này hoạt động liên tục, các chứng khoán được mua đi bán lại tăng khả năng thanh khoản cho chứng khoán.
Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp
- Có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông tin trên thị trường thứ cấp và ngược lại.Thị trường sơ cấp tạo cơ sở hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Hai thị trường này bổ sung cho nhau cùng phát triển.
- Phân loại thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp.Trong thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán đã phát hành. Mặc dù vậy việc phân định hai cấp hết sức quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế về mặt tiêu cực.
Như vậy có thể thấy việc hiểu rõ về các loại thị trường chứng khoán khá quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Trên đây là một số thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Thị trường forex, chứng khoán, ngoại hối là gì?
- Cách chơi forex cho người mới bắt đầu?
- 5 Sàn forex có spread thấp nhất Thế giới