Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Điện than, điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếu, VNDirect dự đoán 2 cổ phiếu sẽ sinh lời trên 15%

 VNDirect cho rằng, trong bối cảnh thủy điện suy yếu do thời tiết, giai đoạn 2023-2024, điện than và điện khí sẽ hưởng lợi. Nhóm phân tích của VNDirect đưa POW và PC1 vào danh mục yêu thích; đồng thời theo dõi QTP, NT2, GEG và BCG.

Điện năng lượng tái tạo được ưu tiên nhưng đang gặp áp lực

Trong Báo cáo ngành điện mới công bố, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng, không nhìn ra giải pháp khả thi trong ngắn hạn đối với tình trạng thiếu điện ở miền Bắc hiện nay. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc bổ sung công suất mới tại miền Bắc cũng như nâng cấp hệ thống truyền tải là nhiệm vụ cấp bách.

Ngày 15/05/2023, Quy hoạch Điện 8 đã chính thức được phê duyệt, mở ra một chương mới cho ngành điện Việt Nam. Quy hoạch Điện 8 ưu tiên phát triển điện gió và điện khí trong giai đoạn 2021-2030 sau khi đẩy mạnh hơn nữa phát triển điện năng lượng tái tạo từ sau 2030.

Cụ thể, Quy hoạch Điện 8 đã chính thức loại bỏ tổng cộng 13.220 MW điện than, đánh dấu hồi kết sớm cho nguồn điện này.

Về thủy điện, công suất thủy điện dự kiến tăng trưởng kép 1% trong 2021-2050 do nguồn điện này về cơ bản đã gần hết tiềm năng khai thác, chỉ còn dư địa để phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ.

Sau giai đoạn phát triển ồ ạt từ 2020-2021, dự kiến tăng trưởng công suất điện mặt trời sẽ chậm lại từ nay đến 2030. Tuy nhiên, Quy hoạch Điện 8 vẫn khuyến khích phát triển không giới hạn điện mặt trời áp mái với mục đích tự tiêu thụ.

Trong khi đó, VNDirect cho rằng, điện khí sẽ thành mũi nhọn chính trong giai đoạn 2021-2030 với tăng trưởng kép đạt 26%, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nguồn điện chính và chiếm 27% tổng công suất nguồn điện cả nước.

Tương tự như nhiệt điện than, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, nhiệt điện khí cũng phải chuyển sang đốt kèm hydro sau 20 năm. Từ giai đoạn 2030-2050, phát triển điện khí sẽ chậm lại với tốc độ tăng trưởng kép đạt 4% và chiếm tổng 15% tỷ trọng nguồn vào năm 2050.

Điện than, điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếu, VNDirect dự đoán 2 cổ phiếu sẽ sinh lời trên 15% ảnh 1

Cơ cấu ngành điện sẽ thay đổi từ nay đến năm 2050

Về điện gió, chủ trương là sẽ phát triển điện gió là mục tiêu quan trọng trong cả ngắn và dài hạn. Điện gió trên bờ dự kiến tăng trưởng kép 25% trong 2021-2030. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có 6.000 MW điện gió ngoài khơi đầu tiên trong giai đoạn này, sau đó sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nguồn điện này với tăng trưởng kép đạt 15% trong 2030-2050.

Ngoài ra, Quy hoạch Điện 8 đã mạnh dạn đề cao hơn việc phát triển các nguồn điện linh hoạt khác như thủy điện tích năng, pin lưu trữ, và các nguồn điện sinh khối.

Như vậy, Quy hoạch Điện 8 đã thống nhất được một phương án “đủ và xanh”, nhưng VND cho rằng một số ngành điện vẫn đang gặp áp lực.

Quy hoạch Điện 8 có thể sẽ khó thực hiện hơn Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh do sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện giá cao như điện khí và điện năng lượng tái tạo.

“Theo kịch bản cơ sở, tổng mức đầu tư cho nguồn điện dự kiến đạt 98 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030, tương đương 9,8 tỷ USD/năm, phân bổ chủ yếu cho điện khí (30%) và điện gió (35%).

Giai đoạn 2031-2050, tổng nhu cầu vốn sẽ tăng mạnh và đạt khoảng 363 tỷ USD, tương đương 18,2 tỷ USD/năm, trong đó nhu cầu vốn cho điện gió chiếm phần lớn (63%) và sau đó là điện mặt trời (18%)”, VND phân tích.

Điện than, điện khí hưởng lợi khi thủy điện suy yếu, VNDirect dự đoán 2 cổ phiếu sẽ sinh lời trên 15% ảnh 2

Một số doanh nghiệp đang có lợi thế về điện năng lượng tái tạo

Ngoài ra, đối với điện năng lượng tái tạo, nút thắt chính sách vẫn chưa được tháo gỡ. VND cho rằng, việc cải thiện sản lượng điện năng lượng tái tạo sẽ không đáng kể vì về cơ bản các nhà máy đang được huy động gần tối đa tiềm năng.

Trong khi đó, triển vọng thật sự của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo nằm ở khả năng phát triển dự án, điều mà hiện tại vẫn chưa được xảy ra do những vướng mắc về chính sách giá.

“Cập nhật đến ngày 16/6/2023, đã có 68/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3791,86 MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 55/59 dự án; trong đó Bộ Công thương đã phê duyệt giá tạm cho 51 dự án.

Có 11 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó có 10 dự án/phần dự án với tổng công suất 541,52 MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới với mức giá tạm được tính bằng 50% giá trần khung giá chuyển tiếp”, VND thông tin.

Như vậy, theo nhóm phân tích, điện năng lượng tái tạo dự kiến sẽ là nguồn điện chính trong dài hạn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện năm 2050. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển tiếp theo vẫn đang giậm chân tại chỗ do chưa có cơ chế giá rõ ràng.

Giai đoạn 2023-2024 điện than, điện khí vẫn chiếm ưu thế

Trong bối cảnh trên, giai đoạn 2023-2024, VNDirect kỳ vọng sản lượng điện khí cải thiện nhờ hai nguyên nhân: thủy điện suy yếu sẽ tạo dư địa huy động cho các nguồn nhiệt điện và tình trạng dư thừa công suất ở miền Nam sẽ dần được hấp thụ khi hoạt động công nghiệp của Việt Nam hồi phục.

Đối với nhiệt điện than, nhóm phân tích nhận thấy các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc sẽ hưởng lợi sớm nhất do nguồn than ổn định và chi phí vận chuyển rẻ. Thêm vào đó, tình trạng thiếu điện tại miền Bắc sẽ củng cố triển vọng huy động sản lượng điện than, đặc biệt khi dự kiến khu vực sẽ trải qua giai đoạn nắng nóng hơn.

Cụ thể, VND nhận thấy các nhà máy nhiệt điện than tại miền Bắc sẽ hưởng lợi sớm nhất do nguồn than ổn định và chi phí vận chuyển rẻ. Tình trạng thiếu điện tại miền Bắc sẽ củng cố triển vọng huy động sản lượng điện than, đặc biệt khi dự kiến khu vực sẽ trải qua giai đoạn nắng nóng hơn.

Từ các phân tích trên, VND chọn đưa hai cổ phiếu POW và PC1 vào danh mục yêu thích (với kỳ vọng khả quan sẽ sinh lời trên 15%); đồng thời đưa QTP, GEG, BCG, NT2 vào danh mục theo dõi (kỳ vọng ở mức trung tính: khả năng sinh lời từ -10% đến 15%).

Lý do yêu thích POW là vì VND kỳ vọng đây là doanh nghiệp điện khí hàng đầu sẽ hưởng lợi từ triển vọng tích cực của mảng điện khí.

Ngoài ra, trong bối cảnh vẫn có bất ổn trong giai đoạn phát triển tiếp theo của điện năng lượng tái tạo, lý giải việc chọn PC1, VND nói rằng họ vẫn đặt niềm tin vào một cơ chế giá điện chính thức sẽ được ban hành trong năm nay.

“Khi mọi nút thắt được giải quyết, chúng tôi nhận thấy mảng xây lắp điện, bao gồm thầu EPC điện gió và xây lắp đường dây, trạm biến áp sẽ hưởng lợi sớm nhất. Do đó, chúng tôi nhận thấy PC1 – nhà xây lắp điện và thầu EPC điện gió hàng đầu là sẽ là doanh nghiệp đón đầu xu hướng này”, báo cáo của VND nhấn mạnh.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO