Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Các hình thức huy động vốn cho startup?

 

Huy động vốn đầu tư là phần khó khăn thường gặp của các startup tại Việt Nam. Một số kiến thức cơ bản sau sẽ giúp các startup Việt hiểu về huy động vốn.

 

Vốn (capital) là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) tại Việt Nam hay gặp phải. Bài viết này nhằm cung cấp một số thông tin cơ bản về các hình thức huy động vốn (raising capital/fundraising) khác nhau thường được các startup áp dụng, bao gồm cổ phần, vay vốn và nợ chuyển đổi.

Cổ phần (Equity)

Với hình thức này, nhà đầu tư sẽ góp vốn vào startup để đổi lấy quyền sở hữu. Tỉ lệ cổ phần (equity stake) sẽ dựa trên thoả thuận giữa công ty startup và nhà đầu tư.

_Cách hoạt động: Trước khi thỏa thuận huy động vốn, công ty startup sẽ định mức giá trị (valuation) của công ty mình. Dựa trên mức định giá và vốn nhà đầu tư cung cấp, nhà đầu tư sở hữu cổ phần nhất định của startup. Khi startup có lời hoặc bán đi, nhà đầu tư sẽ nhận được lợi tức theo tỉ lệ sở hữu cổ phần.

Ví dụ: Startup A quyết định huy động vốn cổ phần, với định mức giá trị doanh nghiệp là 1.000.000 USD. Nhà đầu tư X quyết định đầu tư 100.000 USD vào Startup A. Như vậy họ có 10% cổ phần tại Startup A.

 

Cổ phần (Equity) hình thức huy động vốn cho Startup

Khi nào nên huy động vốn cổ phần?

a) Khi bạn cần một đường chạy dài: Không phải doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nào cũng có thể sinh lời ngay lập tức, mà cần một khoảng thời gian – có khi là một vài năm – để có thể phát triển một cách ổn định. Nếu bạn cần một khoản tiền tương đối lớn để duy trì hoạt động của startup, huy động vốn cổ phần là một lựa chọn tốt.

b) Khi bạn không có tài sản thế chấp: Để tiến hành vay vốn (taking out loans), bạn sẽ phải cung cấp tài sản thế chấp để đảm bảo bạn sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ với chủ nợ. Nếu bạn không có tài sản thế chấp, lựa chọn thực tế nhất là mời gọi các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp.

c) Khi bạn không thể chỉ dựa trên vốn tự có của doanh nghiệp: Với một số lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều vốn (capital intensitve), bản thân doanh nghiệp startup không thể tự cung cấp. Huy động vốn cổ phần là phương án cần thiết để đảm bảo sự tồn tại ban đầu của doanh nghiệp.

 

Xem thêm: 

 

Vay vốn (Loans)

Vay vốn đầu tư là một khái niệm khá quen thuộc và dễ hiểu: startup sẽ vay một khoản tiền để đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp với lãi suất nhất định.

_Cách hoạt động: Khi quyết định huy động vốn theo phương thức vay, startup sẽ thoả thuận với chủ nợ về lãi suất cho vay. Doanh nghiệp cũng có thể cung cấp khung thời gian dự kiến sẽ hoàn trả khoản vay.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp tài sản thế chấp để chủ nợ có thể đảm bảo sẽ thu hồi khoản đã cho vay nếu công ty hoạt động không như mong muốn. Tài sản thể chấp càng có giá trị, doanh nghiệp càng có cơ hội vay được nhiều vốn.

Ví dụ: Startup A quyết định vay vốn với giá trị tổng cộng 100.000 USD. Trong quá trình thoả thuận, Startup A đưa ra điều khoản lãi suất 5% một năm. Startup A đưa ra tài khoản thế chấp là xe hơi của các thành viên sáng lập.

Khi nào nên vay vốn?

a) Khi bạn cần ít hơn 50.000 USD: Vay vốn là hình thức thích hợp nếu doanh nghiệp startup cần một khoản tiền không quá lớn. Với nhu cầu huy động vốn nhỏ, bán cổ phần doanh nghiệp không phải là hình thức hợp lý.

b) Khi bạn cần vốn gấp: Nếu có một cơ hội thị trường rất hấp dẫn nhưng bạn sẽ bỏ lỡ trừ khi bạn huy động được vốn ngay lập tức, bán cổ phần là một lựa chọn tồi vì nó là một quá trình rất tốn thời gian. Vay vốn thường cung cấp vốn nhanh hơn và bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội.

c) Khi bạn cần tiền vì một lý do cụ thể: Nếu bạn cần vốn để thuê văn phòng, mua sắm máy móc hoặc các trang thiết bị khác, vay vốn là một hình thức huy động vốn tốt. Bạn có thể dùng máy móc làm tài sản thế chấp và cung cấp khung thời gian cụ thể bên cho vay.

Nợ chuyển đổi (Convertible note)

Nợ chuyển đổi là hình thức huy động vốn kết hợp giữa bán cổ phần và vay vốn. Doanh nghiệp startup vay vốn từ các nhà đầu tư và hai bên đều nhất trí rằng khoản vay sẽ được hoàn trả hoặc biến thành cổ phần trong doanh nghiệp tại một thời điểm trong tương lai.

_Cách hoạt động: Các điều khoản cụ thể về cách chuyển đổi từ nợ thành cổ phần sẽ được xác định lúc cho vay. Thông thường, sẽ có các khoản khuyến khích để các nhà đầu tư chuyển nợ thành cổ phần, ví dụ như giảm giá ở vòng tiếp theo của việc huy động vốn.

Hai bên cũng sẽ thỏa thuận lãi suất cho vay như hình thức vay vốn, để doanh nghiệp startup trả cho nhà đầu tư cho tới khi họ quyết định chuyển đổi thành cổ phần.

Ngoài ra, điều khoản cũng sẽ có một “mức định giá trần” (valuation cap), nhằm quy định khoản tối đa nhà đầu tư có thể chuyển đổi nợ thành cổ phần của doanh nghiệp startup.

Trước khi nợ được chuyển đổi, nhà đầu tư vẫn được coi là chủ nợ, không nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp startup nên doanh nghiệp vẫn sẽ có toàn quyền kiểm soát hoạt động.

Ví dụ: Startup A quyết định huy động vốn theo hình thức nợ chuyển đổi, với số lượng là 1.000.000 USD. Nhà đầu tư X chấp nhận cho vay với lãi suất 5% và giảm giá 25%. Ở vòng huy động vốn tiếp theo, nhà đầu tư X sẽ nhận 1.250.000 USD trong cổ phần của Startup A.

 

Hình thức huy động vốn cho Startup Nợ chuyển đổi (Convertible note)

Khi nào nên huy động theo nợ chuyển đổi?

Hình thức huy động theo nợ chuyển đổi thích hợp nhất đối với các startup chưa sẵn sàng để định mức giá trị doanh nghiệp, hoặc là vì còn quá sớm để định giá, hoặc là vì họ tin rằng giá trị doanh nghiệp sẽ tăng vọt trong tương lai.

Nếu bạn tin rằng giá trị doanh nghiệp của mình sẽ tăng vọt trong tương lai gần, nhưng bạn vẫn muốn đợi và bán cổ phần vào một thời điểm khác, thỏa thuận nợ chuyển đổi với các nhà đầu tư sẽ cho doanh nghiệp startup huy động vốn kịp thời cũng như bảo vệ được giá trị cổ phần của doanh nghiệp trong tương lai.

 

Có thể bạn quan tâm:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO