Khi nhắc tới thị trường Forex, người ta luôn ấn tượng với khả năng thanh khoản (liquidity) cực cao. Điều đó đem lại lợi nhuận cực lớn đối với mỗi cá nhân hay tổ chức kinh doanh. Vậy tính thanh khoản trên thị trường Forex là gì? Tầm ảnh hưởng của nó lớn đến mức nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản là một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.
Một thị trường có tính thanh khoản, hay một thị trường “dày” là thị trường mà trong đó mọi hoạt động mua và bán đều diễn ra dễ dàng. Thị trường Forex có được điều này vì ở đó có nhiều hơn người mua và nhiều hơn người bán. Một thị trường ít người mua và bán được gọi là thị trường kém thanh khoản (Illiquid market). Một trong những ví dụ điển hình về tính thanh khoản mà ta có thể kể đến là trong quá trình giao dịch, một tài sản có tính thanh khoản cao là khi nó được bán đi một cách nhanh chóng mà giá bán không bị giảm đi đáng kể. Có thể kể đến một số hàng hoá có tính thanh khoản cao là: tiền mặt, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu…
Phân biệt tính thanh khoản thấp và tính thanh khoản cao
Như đã nói ở trên, có rất nhiều thị trường có tính thanh khoản cao. Nhưng song song đó, cũng những thị trường mang lại tính thanh khoản thấp. Điều đó gây ra những tổn thất lớn trong quá trình giao dịch. Hãy cùng nhau làm rõ vấn đề này nhé!
- Tính thanh khoản cao: Tính thanh khoản cao trong thị trường Forex đề cập tới một thị trường mà trong đó, hoạt động mua bán diễn ra vô cùng dễ dàng bởi sự giao dịch luôn vận hành liên tục. Thêm vào đó, việc giao dịch tiền tệ mà không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ giá hối đoái cũng được gọi là có tính thanh khoản cao. Khi đó, ta có khái niệm “thuận mua vừa bán” trong kinh tế.
Xem thêm:
- 3 dòng tiền đặc biệt cần quan tâm trong quản lý vốn giao dịch Forex
- Tính thanh khoản là gì? Những thông tin cơ bản về tính thanh khoản của chứng khoán
Sau đây là những cặp ngoại tệ thông dụng nhất: EUR/USD Euro- đôla Mỹ
- USD/JPY Đôla Mỹ – Yên Nhật
- GBP/USD Bảng Anh – đôla Mỹ
- USD/CHF Đôla Mỹ – Frăng Thụy sỹ AUD/USD Đôla Úc – đôla Mỹ
- USD/CAD Đôla Mỹ – đôla Canada
- Tính thanh khoản thấp: Trong trường hợp hoạt động mua bán có ít người tham gia trao đổi hoặc sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái cao được gọi là thị trường có tính thanh khoản thấp
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu giúp các bạn nhận biết về khả năng thanh khoản trong giao dịch. Đó là khoảng trống giá khi giao dịch ngoại hối, thời gian thanh khoản trong ngày… Chúc các bạn thành công!
Xem nhiều hơn:
- 10 tiêu chí cốt lõi đánh giá sàn giao dịch uy tín
- 3 sàn giao dịch có nền tảng copy trader tốt nhất
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex?