Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Tìm hiểu mô hình chữ nhật Rectangle và cách giao dịch với mô hình Tìm hiểu mô hình chữ nhật Rectangle và cách giao dịch với mô hình - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Tìm hiểu mô hình chữ nhật Rectangle và cách giao dịch với mô hình

 

Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật là một mẫu mô hình biểu đồ Forex đặc trưng được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một chiến lược giao dịch hiệu quả. Trong bài viết này, Cr-Invest sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức liên quan đến mô hình Rectangle để trade nắm sâu hơn áp dụng trong giao dịch một cách hiệu quả nhất có thể.

 

Mô tả mô hình chữ nhật trong biểu đồ giá

Mô hình giá chữ nhật có thể nằm trong một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm như hình trên. Để dễ hiểu thì trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến mô hình chữ nhật trong xu hướng tăng. Khi mô hình này xuất hiện trong xu hướng giảm thì vận dụng tương tự.

Để được xác nhận là mô hình giá chữ nhật (rectangle) thì nó phải có ít nhất hai đỉnh bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau) và ít nhất hai đáy bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau). Khi nối hai đỉnh bằng nhau sẽ tạo thành  đường kháng cự nằm ngang, cũng là cạnh trên của hình chữ nhật. Khi nối hai đáy bằng nhau sẽ tạo thành cạnh đường hỗ trợ nằm ngang, cũng là cạnh dưới của hình chữ nhật.

 

Tìm về mô hình chữ nhật Rectangle

Mô hình giá chữ nhật chỉ được xác nhận khi giá break out khỏi đường kháng cự.

Khi xuất hiện trong một xu hướng thì mô hình này gần giống với mô hình lá cờ, vì nó cũng có “cán cờ”. Điểm khác biệt chính là giá trong mô hình chữ nhật sẽ nằm trong hai đường thẳng (hỗ trợ và kháng cự) nằm ngang chứ không phải hai đường nghiêng. Tuy nhiên, về nguyên lý hoạt động và diễn biến giá của hai mô hình có sự khác nhau.

Mô hình chữ nhật có thể nằm ở đỉnh hay đáy hay khoảng giữa của một xu hướng. Tuy nhiên nó có thể xuất hiện khi không nằm trong một xu hướng rõ ràng.

Ý nghĩa mô hình giá Hình chữ nhật

Sau một thời gian biến động mạnh, tăng hoặc giảm trước đó, thị trường bắt đầu rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu các mô hình giá như Cờ đuôi nheo, Cái Nêm hay Tam giác, giá có xu hướng hội tụ lại một điểm vì lúc này, cả 2 phe mua và bán đều đang giảm giao dịch để củng cố lực lượng và đẩy giá đi mạnh theo kỳ vọng thì ở mô hình giá Hình chữ nhật, cả 2 phe mua và bán đều chủ động tấn công đối phương làm cho giá liên tục di chuyển lên xuống. Khi phe bò tấn công đẩy giá đi lên thì phe gấu lập tức phản đòn kéo giá xuống lại, hành vi của cả 2 phe khiến giá cứ chạm ngưỡng kháng cự thì đi xuống, chạm ngưỡng hỗ trợ thì đi lên, tạo ra một hình chữ nhật. Khi một trong 2 lực đủ mạnh thì giá sẽ phá vỡ mô hình và đi theo hướng của phe mạnh hơn.

Mô hình giá Hình chữ nhật có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó. Nhà đầu tư chỉ biết chính xác giá sẽ tăng hay giảm sau khi nó thật sự phá vỡ mô hình. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của xu hướng chung ban đầu, mô hình này thường được sử dụng như một tín hiệu tiếp diễn hơn là sự đảo chiều.

Nhưng bạn biết đấy, đời không như là mơ và thị trường forex không phải lúc nào cũng đi theo những gì mà chúng ta dự đoán, cho dù tín hiệu tạo ra với xác suất thành công đến 90% thì 10% thị trường phản đòn nhà đầu tư vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì thế, đối với mô hình giá Hình chữ nhật thì ĐỪNG BAO GIỜ CHỈ GIAO DỊCH VỚI TÍN HIỆU TIẾP DIỄN mà phải phân tích hành động giá để tìm ra xu hướng chính xác nhất.

 

Xem thêm:

 

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Khi mô hình chữ nhật xuất hiện nó sẽ tạo ra cơ hội cho các trader thu lợi nhuận. Điều quan trọng là bạn phải có một kế hoạch, một chiến lược giao dịch và cả kỷ luật tốt. Có hai cách giao dịch để kiếm lời với mô hình này.

Cách 1: Giao dịch trong phạm vi hình chữ nhật để thu lời nhỏ

Cách này áp dụng đối với các day trader – Những người giao dịch thường xuyên trong ngày, tận dụng những biến động nhỏ nhất để kiếm lời. Nguyên tắc rất đơn giản: Mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Tất nhiên phải luôn đặt stop loss gần phía dưới mức hỗ trợ và phía trên mức kháng cự

Chiến lược này phát huy hiệu quả tốt hơn trong thị trường forex so với chứng khoán. Vì trong giao dịch forex, các trader có thể mua trước bán sau hoặc bán trước mua sau đều được. Hơn nữa đòn bảy trong forex cũng được sử dụng thoải mái hơn (ví dụ sàn Exness cho dùng đòn bảy lên đến 2.000 lần – hai ngàn lần!). Đòn bảy cao cho phép trader thu được lợi nhuận lớn mặc dù thị trường chỉ cần biến động nhỏ.

 

Giao dịch với mô hình chữ nhật

Cách 2: Giao dịch khi giá Break out

Mặc dù mô hình chữ nhật là dấu hiệu của sự tiếp tục xu hướng, nhưng đó chỉ có nghĩa xác suất cao là như vậy. Còn trên thị trường thì bất cứ khả năng nào cũng thể xảy ra. Nhiều trader sẽ đợi cho đến khi nào giá phá vỡ mô hình (Break out) theo hướng nào đó rồi mới bắt đầu ra tay.

Khi giá phá vỡ mô hình thì không phải lúc nào nó cũng thẳng tiến đi ngay. Trong nhiều trường hợp giá sẽ quay đầu test lại ngưỡng hỗ trợ (chính là ngưỡng kháng cự ban đầu). Nếu test thành công thì giá mới thực sự đi tiếp.

CÁCH VÀO LỆNH VÀ ĐẶT STOP LOSS

  • Ngay sau khi xác định giá đã Break out khỏi mô hình, bạn đặt một lệnh nhỏ. Chỉ đặt một lệnh nhỏ để phòng khi đó là Break out giả thì sẽ đỡ thiệt hại hơn. Còn nếu giá đi tiếp thì ít ra bạn cũng thu được một chút lợi nhuận. Nên nhớ hãy đặt stop loss cho lệnh này ngay dưới mức hộ trợ (chính là mức kháng cự cũ).
  • Nếu giá quay lại test mức hỗ trợ mới thì bạn đặt tiếp một lệnh nhỏ ngay sát phía trên ngưỡng hỗ trợ. Sở dĩ thêm lệnh này vì nó có giá tốt hơn so với lệnh thứ nhất, mức thiệt hại cũng ít hơn nếu nó không đi đúng dự đoán. Nhưng hãy nhớ, chỉ là một lệnh nhỏ thôi, vì để phòng ngừa đó là Break out giả.
  • Nếu giá đi đến hỗ trợ rồi đi lên, bạn chờ giá đi lên vượt mức mà tại đó nó quay đầu test. Lúc này xác suất giá đi lên tiếp sẽ rất cao và bạn có thể đặt một lệnh lớn để thu lời nhiều hơn. Và nên nhớ hãy đặt stop loss cho tất cả các lệnh.

Tâm lý nhà đầu tư trong phạm vi giao dịch mô hình chữ nhật

Với Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật, cả hai phe Bear và Bull thường có xu hướng giao dịch để chờ đợi một cú Breakout. Chính vì lý do này nên các nhà đầu tư thường sẽ chốt lợi nhuận ở vùng đối diện.

Và tâm lý khi giao dịch trong Range của Hình chữ nhật làm cho tỷ giá không thể phá vỡ theo bất kỳ hướng nào.

Tất cả các nhà đầu tư đều hài lòng với lợi nhuận ở các Vùng hỗ trợ – Kháng cự của Hình chữ nhật và từ bỏ vị thế ở các vùng đó.

Ngay khi Tỷ giá phá vỡ Mô hình Rectangle theo bất kỳ hướng nào, Tâm lý “Thinking outside the box” sẽ bắt đầu hình thành. Các nhà đầu tư sẽ cùng tập trung để giao dịch theo những gì mà họ nhìn thấy đó là Breakout thay vì tiếp tục giao dịch theo Range.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125