Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Các loại đất nền cần tránh ngay nếu không muốn mất tiền oan

 

Xưa nay, đất nền dự án luôn được các chuyên gia bất động sản đánh giá là kênh đầu tư vua trên thị trường bởi tính an toàn và lợi nhuận khổng lồ mà phân khúc này mang lại. Tuy nhiên, có không ít nhà đầu tư vẫn mắc phải sai lầm “đổ tiền nhầm chỗ” khiến mình rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Những thông tin dưới dây sẽ giúp người mua hiểu rõ hơn phần nào những loại đất nền cần tránh khi quyết định xuống tiền đầu tư.

 

Không nên đầu tư vào đất nền phân lô chưa được cấp phép

Đất nền phân lô chưa được cấp phép

Trước khi có ý định đầu tư vào dự án đất nền, nhà đầu tư bđs phải thận trọng với vấn đề phân lô đất nền và tách thửa. Trong trường hợp nếu khách hàng mua phải đất nền chưa được phép phân lô, sẽ gặp khó khăn khi muốn bán ra. Thậm chí nếu sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư rất dễ gặp rủi ro, vì vốn bị mắc kẹt. Còn với những người mua nhà ở thực, đất chưa được cấp phép phân lô cũng không được cấp sổ đỏ.

Theo quy định, dự án phân lô đất nền cần phải có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền cũng như có thủ tục giấy tờ đầy đủ. Người mua cần phải kiểm tra hết tất cả những hồ sơ pháp lý này để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, tránh trường hợp mua phải khu đất thuộc diện quy hoạch giải tỏa. Cách tốt nhất là mua đất nền đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) để tránh tranh chấp và nếu có thu hồi thì người mua vẫn được đền bù.

Dự án đất nền bị chủ đầu tư cầm cố ngân hàng:

Để quy hoạch, xây dựng các dự án đất nền hút khách, các chủ đầu tư thường phải bỏ ra một số vốn vô cùng lớn để bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng… Chính vì vậy, không ít dự án rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư khi đang trong quá trình thi công. Các chủ đầu tư thường “tìm cách giải quyết” bằng cách cầm cố chính dự án đó để cầm cố, vay vốn ngân hàng.

Trong trường hợp mua phải những lô đất tại các dự án đất nền này, người mua vẫn có thể thực hiện giao dịch mua bán nếu có sự đồng ý của ngân hàng. Tuy nhiên, có không ít dự án, người mua rơi vào hoàn cảnh bị chủ đầu tư lật lọng, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết để bàn giao đất đúng hẹn. Hoặc người mua phải chờ đợi thời gian dài mới được bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là chưa kể khách hàng cũng có thể “mất trắng” nếu chủ đầu tư bị ngân hàng phát mãi và công bố phá sản.

Xem thêm:

 

Các nhà đầu tư bị mất tiền oan vào các dự án ma

Đất nền dự án ma:

Dự án ma còn gọi là đất nền ảo là thuật ngữ trong ngành đầu tư bất động sản mục đích để chỉ các dự án không có thật và không hề tồn tại về mặt pháp lý. Đây là một chiêu trò của chủ đầu tư hoặc môi giới nhà đất khi dụ dỗ khách hàng mua các dự án do chính họ “vẽ” nên. 

Thời gian qua có không ít trường hợp “cò đất” rao bán các dự án đất nền không có thực để giăng bẫy, chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng. Để tránh dính “bẫy” dự án ma, người mua phải hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin, đặc biệt không nên ham rẻ, lợi nhuận cao mà đầu tư vào đất nền mập mờ về pháp lý. 

Thậm chí có trường hợp dự án một nơi, nhưng môi giới lại dẫn người mua đi xem đất ở một dự án khác. Do vậy, khách hàng cần xem giấy tờ, hồ sơ pháp lý trước rồi mới đi xem đất. Để chắc chắn rằng mình không bị lừa mua đất tại dự án ma, dự án không chính chủ khi xem đất cần phải nắm được địa chỉ, vị trí khu đất,  số thửa theo hồ sơ pháp lý đã xem, tờ bản đồ và đối chiếu thông tin bằng cách hỏi người dân địa phương và UBND xã nơi có đất dự án.

Đất nền bị ngân hàng cầm cố:

Trong trường hợp lô đất đã được thế chấp tại ngân hàng và người chủ muốn giao dịch mua bán, họ vẫn có thể thực hiện được nếu có sự đồng ý của ngân hàng. Thông thường, nếu giao dịch diễn ra suôn sẻ thì việc mua đất thế chấp ngân hàng đều lợi cho cả ba bên. Người mua đất có thể yên tâm rằng lô đất không nằm trong diện quy hoạch hoặc vướng mắc các vấn đề pháp lý bđs nên được ngân hàng đồng ý thế chấp, còn phía ngân hàng có thể thu hồi nợ nhanh.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có những giao dịch dù người mua có thực hiện chặt chẽ đến đâu thì vẫn bị bên bán lật kèo. Ngay cả khi đã thực hiện cam kết 3 bên, người mua trả đầy đủ số tiền bên bán đang nợ và Ngân hàng ký lệnh giải chấp, trả sổ đỏ để các bên tiến hành thủ tục mua bán thì người bán vẫn lật lọng, không thực hiện tiếp thủ tục cần thiết để bàn giao đất. Đó là chưa kể khách hàng cũng có thể mất trắng nếu ngân hàng phát mãi và chủ đầu tư phá sản. 

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO