Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Chỉ số P/E là gì? Cách tính chỉ số P/E

 

P/E là một chỉ số được sử dụng rộng rãi để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán. Vậy P/E là gì? cách tính P/E như thế nào? Cùng Hocviendautu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

Chỉ số PE – P/E là gì?

Chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER), một số tên gọi khác như tỷ số P/E, Hệ số P/E. Chỉ số P/E là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán.

Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi.

Nhà đầu tư nổi tiếng coi trọng chỉ số P/E là John Neff…

 

Chỉ số P/E là gì

P/E là gì?

Giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (tiếng Anh: Price to Earning Ratio – P/E) là một tỉ số tài chính thể hiện mối tương quan giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu so với tỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).

P/E được sử dụng để xác định mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho mỗi cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán.

 

Xem thêm: 

 

Cách tính P/E

Để xác định P/E, người ta chỉ cần chia giá cổ phiếu hiện tại cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Dưới đây là công thức.

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu / Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Giá của cổ phiếu hiện tại (P) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có thể được lấy từ một trang web tài chính hoặc trang web của công ty chứng khoán bất kỳ.

Forward P/E và Trailing P/E

P/E có 2 loại là Forward P/E và Trailing P/E.

_Forward P/E (P/E dự phóng): Là P/E dự báo thu nhập của 4 quý tiếp theo

_Trailing P/E (P/E tra cứu): Là P/E lấy thu nhập 4 quý trước đó. Đây là số liệu P/E khách quan nhất. Một nhà đầu tư thích xem xét P/E tra cứu vì họ không tin tưởng vào thu nhập ước tính hàng quý hoặc hàng năm trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong tương lai của công ty.

Tuy nhiên, P/E tra cứu cũng có phần thiếu sót của nó, cụ thể là hiệu suất trong quá khứ của công ty không thể phản ánh kết quả trong tương lai.

Do đó, các nhà đầu tư nên đầu tư tiền dựa trên sức mạnh thu nhập trong tương lai, chứ không phải quá khứ. Thực tế là số lượng chỉ số EPS không đổi, trong khi giá cổ phiếu biến động, cũng là một vấn đề. Nếu giá cổ phiếu biến động cao hoặc thấp hơn đáng kể, P/E tra cứu sẽ ít phản ánh những thay đổi đó.

 

Tỉ lệ P/E tra cứu sẽ thay đổi khi giá cổ phiếu của một công ty thay đổi, vì thu nhập chỉ được chi trả mỗi quý trong khi giao dịch cổ phiếu diễn ra từ ngày này qua ngày khác. Do đó, một số nhà đầu tư thích P / E chuyển tiếp. Nếu tỷ lệ P / E tra cứu thấp hơn tỷ lệ P / E dự phóng, điều đó có nghĩa là các nhà phân tích đang mong đợi thu nhập sẽ tăng; nếu P / E dự phóng cao hơn tỷ lệ P / E hiện tại, các nhà phân tích dự kiến ​​thu nhập sẽ giảm.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

P/E được sử dụng bởi các nhà đầu tư và nhà phân tích để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu của công ty trong cùng ngành. Nó cũng được sử dụng để so sánh một công ty hiện tại với lịch sử của chính công ty đó.

Chỉ số P/E được hiểu là là đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận. Xem xét tỉ lệ P/E của công ty giúp nhà đầu tư xác định được giá cổ phiếu có đại diện chính xác cho thu nhập dự kiến trên mỗi cổ phiếu hay không.

Nếu P/E thấp có nghĩa là:

  • Cổ phiếu đang có thị giá thấp, còn tiềm năng tăng giá
  • EPS của doanh nghiệp đang cao
  • Công ty không có tiềm năng tăng trưởng

Nếu P/E cao có nghĩa là:

  • Nhà đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
  • Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Định giá cổ phiếu  theo phương pháp P/E: Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý?

Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E  như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước…

Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.

Thực sự đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt hay hợp lý là điều rất khó, nếu bạn xem trọng P/E thì lưu ý vài góc độ sau: Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao);

  • Chỉ số P/E của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa).
  • Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
  • Đây có phải là công ty theo chu kỳ không?

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Ngọ bổ sung thêm công thức định giá cổ phiếu và các yếu tố cấu thành của chỉ số P/E, công thức cho doanh nghiệp tăng trưởng đều:

Công thức tính định giá P/E

 

Công thức trên, ta thấy được các yếu tố có thể tác động làm thay đổi chỉ số P/E như là:

  • Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
  • Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
  • Mức cổ tức được trả – DIV
  • Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r

Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số, tỷ suất sinh lợi thị trường rm, lãi suất phi rủi ro rf qua công thức: r = rf + ( rm – rf )

Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn ngành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E, Nợ

Do đó nếu bạn thấy cổ phiếu có P/E thấp hơn đáng kể so với cách định giá cổ phiếu như trên, thì xin chúc mừng bạn!.

Các lưu ý về chỉ số P/E

P/E là một chỉ số đơn giản và rất dễ tính toán, cũng như công cụ định giá hiệu quả trong đầu tư, nhưng bạn cần vài lưu ý sau

  • EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm, do đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác
  • Lợi nhuận dễ biến động, và dễ bóp méo do đó P/E cũng dễ biến động hay bóp méo => Nên đánh giá P/E qua thời gian dài từ 3-5 năm

Tổng kết:

  • P/E = Giá thị trường / EPS (EPS: Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu)
  • P/E  là số năm thu hồi vốn, nếu lợi nhuận không đổi, hay là số tiền bỏ ra cho 1 đồng lãi.
  • Khi đánh giá chỉ số P/E cần chú ý về tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, lạm phát, độ rủi ro… Nếu tất cả các yếu tố như nhau thì P/E thấp hơn sẽ tốt hơn.
  • P/E cũng là chỉ số dễ bóp méo.
  • Nên kết hợp chỉ số P/E với các tiêu chí đánh giá khác khi đầu tư vào doanh nghiệp.

 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích trong đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!

 

Xem thêm các bài viết: 

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO