Các bạn đã được tìm hiểu về điểm xoay (Pivot Points) cũng như các cách tính điểm xoay khác nhau… Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cách giao dịch với điểm xoay theo phương pháp giao dịch phạm vi, giao dịch đột phá và giao dịch theo tâm lý thị trường.
Cách sử dụng điểm xoay để giao dịch trong phạm vi (range):
Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức điểm xoay trong giao dịch ngoại hối là sử dụng chúng giống như các mức kháng cự và hỗ trợ thông thường.
Cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự khác, giá sẽ kiểm tra các mức này nhiều lần. Càng nhiều lần giá chạm vào một mức kháng cự hoặc hỗ trợ sau đó đảo ngược lại, mức kiểm tra đó càng mạnh.
Trên thực tế, điểm xoay đơn giản là giá đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó đảo ngược lại. Nếu bạn thấy rằng một mức điểm xoay đang duy trì, bạn có thể có cơ hội giao dịch tốt.
- Nếu giá gần mức kháng cự trên , bạn có thể SELL và đặt điểm chặn lỗ ngay phía trên mức kháng cự.
- Nếu giá gần đến mức hỗ trợ , bạn có thể BUY và đặt điểm chặn lỗ ngay dưới mức hỗ trợ.
- Lệnh chặn lỗ dưới mức hỗ trợ tiếp theo (S2). Nếu bạn có nhiều niềm tin giá sẽ bật lên ngay tại mức hỗ trợ S1, bạn có thể đặt điểm dừng ngay bên dưới S1.
- Điểm chốt lời có thể đặt tại PP hoặc R1.
Giao dịch theo Pivot trong thị trường sideway:
Ở cách đơn giản nhất chúng ta có thể sử dụng các mức Pivot Point là dùng nó như các vùng hỗ trợ và kháng cự. Thực tế hỗ trợ và kháng cự của Pivot cũng giống như các vùng hỗ trợ và kháng cự khác của các phương pháp khác thôi, giá sẽ liên tục tăng khi gặp hỗ trợ và sẽ giảm khi gặp kháng cự.
Vùng giá khi đang ở gần vùng kháng cự phía trên, bạn có thể đặt lệnh bán với dừng lỗ nằm trên kháng cự. Ngược lại nếu bạn đang ở gần vùng hỗ trợ, bạn có thể đặt lệnh mua với dừng lỗ ở dưới đường hỗ trợ.
Cách sử dụng điểm xoay để giao dịch đột phá (breakout):
Giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức điểm xoay sẽ không duy trì được mãi mãi.
Sử dụng các điểm xoay để giao dịch phạm vi sẽ giúp bạn có được một số giao dịch thành công, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong những thời điểm mà các mức điểm xoay bị phá vỡ, bạn cần biết cách phản ứng để có thêm được những giao dịch tốt hơn.
Như chúng tôi đã chỉ ra cho bạn trước đó, có hai cách chính để giao dịch đột phá: Giao dịch tích cực (the aggressiveway) hoặc giao dịch an toàn (the safe way).
Sử dụng điểm xoay để giao dịch đột phá:
Ở đây chúng ta thấy EUR / USD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày.
EUR / USD đã nhảy lên trên điểm xoay PP, và tăng mạnh sau 1 giờ chậm lại trước khi phá vỡ mức R1 và tăng 50 pips.
Nếu bạn đã thực hiện giao dịch theo phương pháp tích cực (the aggressiveway), bạn đã có một lệnh BUY thành công.
Mặt khác, nếu bạn giao dịch an toàn, chờ giá kiểm tra lại sau khi phá vỡ R1, bạn đã bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Điều tương tự đã xảy ra với cả R1 và R2!
Tuy nhiên, phương pháp tích cực cũng đưa ra các tín hiệu giả mạo tại R3, nếu đặt điểm chặn lỗ quá gần, giao dịch của bạn sẽ bị dừng lại và thua lỗ một khoản.
Ngoài ra, hãy quan sát khi giá đảo chiều sau khi phá vỡ R3. Có một cơ hội để SELL khi giá bật trở lại với các mức kháng cự và hỗ trợ.
Khi các mức hỗ trợ phá vỡ, chúng thường biến thành các mức kháng cự. Khái niệm về vai trò đảo ngược này cũng áp dụng cho các mức kháng cự bị phá vỡ và trở thành các mức hỗ trợ.
Xem thêm:
- Lý do Price Action đơn giản hóa các cuộc giao dịch
- Chỉ báo Awesome Oscillator và những thông tin liên quan
- Chiến lược giao dịch sử dụng mô hình nến Heiken Ashi
Cách đặt điểm dừng lỗ và chốt lời với giao dịch đột phá:
- Nếu bạn đã vào lệnh BUY và giá đã phá vỡ R1, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ngay dưới R1.
- Bạn có thể chọn các mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự điểm xoay tiếp theo làm điểm chốt lời.
Rất hiếm khi giá sẽ vượt qua tất cả các mức điểm xoay, trừ khi một sự kiện kinh tế lớn hoặc tin tức bất ngờ xuất hiện.
Trong ví dụ này, khi giá phá vỡ R1, bạn sẽ đặt điểm dừng của mình ngay dưới mức R1 và chốt lời một phần tại R2.
Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn có thể giữ một phần giao dịch để tìm kiếm thêm lợi nhuận.
Giao dịch theo thị trường – Pivot bị phá vỡ
Cũng rất đơn giản, giống như bao ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức Pivot Point không phải lúc nào cũng giữ vững, cũng có thể sẽ có những lúc nó bị phá vỡ.
Khi chúng ta sử dụng phương pháp giao dịch theo Pivot khi thị trường sideway như cách thứ nhất là hoàn toàn đúng, nhưng không phải lúc nào cũng đúng và lúc nào cũng giao dịch được. Thực tế nhiều khi các mức Pivot Point không giữ được và phá vỡ sau đó, và việc của bạn cần phải có những công cụ nhằm chuẩn bị cho những tình huống khi các ngưỡng của Pivot bị phá vỡ.
Có 2 cách giao dịch theo phá vỡ:
- Cách 1: Giao dịch “đu theo” khi giá phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nào đó.
- Cách 2: Đợi giá hồi về vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ đó và giao dịch theo hướng mà giá đã phá vỡ.
Như ví dụ về EURUSD trên biểu đồ Daily bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng R1 của Pivot.
Giá đã tăng mạnh sau đó, phá vỡ luôn R1, lúc này có 2 trường hợp:
- Nếu bạn giao dịch theo cách 1 như nói ở trên bạn có thể BUY đu theo khi giá phá vỡ R1, mục tiêu chốt lời có thể ở R2 hoặc R3 (như hình ở phía trên).
- Hoặc nếu các bạn là nhà đầu tư an toàn có thể đợi giá hồi về lại vùng R1 đã phá vỡ trước đó, sau đó các bạn vào lệnh BUY tại vùng này, mục tiêu chốt lời cũng có thể là R2 và R3.
Tuy nhiên, dù là bạn giao dịch theo phương pháp nào đi chăng nữa, thì việc cài dừng lỗ là không bao giờ thừa. Nhưng nếu dừng lỗ của bạn ngắn, bạn cũng sẽ bị ngay bởi thị trường..
Tuy nhiên hãy nhớ rằng, một khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường trở thành mức kháng cự. Ngược lại, kháng cự khi bị phá vỡ cũng có thể trở thành hỗ trợ và yếu tố này giúp bạn vào lệnh an toàn hơn và hiệu quả hơn. Và đừng quên đặt dừng lỗ và chốt lời với giao dịch kiểu phá vỡ với Pivot Point nhé.
Thực tế cho thấy rằng, có một điều khó khăn khi giao dịch kiểu phá vỡ là chọn điểm để đặt dừng lỗ. Không giống như giao dịch khi giá đi ngang, việc giao dịch kiểu phá vỡ là phải tìm kiếm những biến động nhanh và mạnh, do đó điểm cài dừng lỗ của các bạn có thể dài hơn, tuy nhiên xác suất thắng là cao hơn.
Nếu bạn đặt lệnh mua khi giá phá vỡ R1, bạn cần đặt dừng lỗ dưới R1 một chút.
Còn về điểm đặt chốt lời, bạn có thể chú ý đến vùng Pivot Point hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo như là các vùng có thể đặt chốt lời. Rất ít khi mà giá có thể phá vỡ tất cả các mức của Pivot Point, ngoại trừ khi có tin kinh tế quan trọng hoặc sự kiện bất ngờ diễn ra. Nên việc đặt chốt lời là các mức ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiếp theo khá đơn giản.
Và giao dịch theo bất kỳ phương pháp nào cũng vậy, cũng có những rủi ro của nó, và cũng như các phương pháp khác, bạn cần cẩn thận với những rủi ro khi giao dịch theo kiểu phá vỡ Pivot Point, vì không gì là 100% cả.
Thứ nhất, bạn sẽ không biết rằng liệu giá có đi tiếp hay không. Bạn luôn suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vào lệnh, nhưng nhiều khi bạn lại bị trúng đỉnh hoặc trúng đáy, có nghĩa là bạn đã bị trúng tín hiệu sai, điều này áp dụng khi xảy ra thị trường sideway.
Thứ hai, bạn sẽ không biết chắc liệu đó có phải là tín hiệu phá vỡ thực sự hay không, hay chỉ là một biến động bất thường do một thông tin kinh tế quan trọng nào đó gây ra, điều này áp dụng cho thị trường phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot.
Bên cạnh đó , bạn cần nắm rõ thêm kiến thức về hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến, chỉ báo kỹ thuật động lượng và các chỉ báo kỹ thuật về đảo chiều cũng có thể giúp có một tín hiệu giao dịch tốt hơn và nhằm xác định xem sự phá vỡ này là thực hay không, các chỉ báo này sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc nâng cao hiệu suất giao dịch.
Và cuối cùng, sự tăng giảm bất thường và biến động thường diễn ra khi có một thông tin quan trọng đang được công bố, các tin tức này thường ảnh hưởng đến thị trường trong thời gian rất ngắn nhưng rất lớn.
Vì vậy, việc nắm các tin tức quan trọng trong ngày và trong tuần sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn trong thị trường forex rất nhiều. Có nhiều trang cung cấp tin tức, lịch kinh tế lớn trên thế giới mà các bạn có thể lựa chọn để tham khảo như forexfactory.com, investing.com, fxstreet.com….
Tìm hiểu thêm:
- Sức mạnh của chỉ báo bollinger bands
- Thông tin về chỉ số dao động Gator Oscillator
- Phương pháp giao dịch với chỉ báo Price Action