Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Tính thanh khoản là gì? Những thông tin cơ bản về tính thanh khoản của chứng khoán Tính thanh khoản là gì? Những thông tin cơ bản về tính thanh khoản của chứng khoán - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Tính thanh khoản là gì? Những thông tin cơ bản về tính thanh khoản của chứng khoán

 

Tìm hiểu khái niệm tính thanh khoản là gì? Những thông tin cơ bản về tính thanh khoản dùng trong giới tài chính là gì? Cùng chúng tôi Hocviendautu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nào!

 

Tính thanh khoản là gì?

Trong giới đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến những con số được gọi là tính thanh khoản. Vậy tính thanh khoản là gì?

 

Tính thanh khoản (còn gọi là tính lỏng hay tính lưu động) là khái niệm chỉ khả năng mua vào hoặc bán ra của một sản phẩm/tài sản mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường. Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại.

 

Định nghĩa về tính thanh khoản

Hiểu đơn giản, tính thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm/tài sản.

Trong giới kinh doanh có các loại tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Trong đó, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất. Tiền mặt luôn được dùng để thanh toán trực tiếp, giao dịch và tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất. Vì đây là sản phẩm đã trải qua giai đoạn phân phối tiêu thụ rồi bị thu hồi. Sau một thời gian từ khoản thu mới chuyển đổi thành tiền mặt.

 

Xem thêm: 

 

Thế nào là tính thanh khoản của chứng khoán

Chứng khoán như thế nào được coi là có tính thanh khoản cao. Theo giới chuyên gia, chứng khoán lưu động là những chứng khoán có sẵn trên thị trường nên việc mua đi bán lại chứng khoán này rất dễ dàng, ổn định. Những loại chứng khoán này có khả năng hồi phục số vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp rất cao.

 

Tính lỏng của chứng khoán cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi chúng thành tiền mặt khi cần thiết. Do vậy, trên sàn giao dịch, giới đầu tư đặc biệt quan tâm đến cái gọi là tính thanh khoản của chứng khoán.

Ngoài ra, đặc tính này cũng cho thấy môi trường an toàn của nguồn vốn đầu tư. Tính lưu động của chứng khoán càng cao, chứng tỏ thị trường càng năng động. Do vậy đặc tính này được coi là công cụ đặc biệt thu hút nhà đầu tư của doanh nghiệp.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Thông thường, các nhà đầu tư và ngân hàng không chỉ quan tâm tới tính lỏng chứng khoán. Họ còn cân nhắc khả năng bán lại chúng trước khi đáo hạn để thu hồi vốn. Nếu khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, tức là chứng khoán có khả năng tái tạo kém. Khi đó nhà đầu tư hoặc ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất tài chính nặng nề.

 

 

Thực tế một doanh nghiệp nắm trong tay rất nhiều chứng khoán nhưng không thể bán ra. Dù doanh nghiệp chủ động đề nghị bán bằng mức giá sàn nhưng vẫn không có người mua, chỉ biết chịu thua lỗ từng ngày Đây chính là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

 

Tính lưu động của chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ số P/E. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao, được mua bán sôi động thì cũng có chỉ số P/E cao. Điều này có nghĩa những cổ phiếu đó được đánh giá cao và được chú ý nhiều hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức. Nó dự báo những chứng khoán này sẽ tăng giá mạnh và đem lại giá trị thặng dư cao. Khi tiến hành tách cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu mới, chứng khoán này sẽ mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Tính thanh khoản có tính chất quyết định “số mệnh” chứng khoán của một doanh nghiệp. Vì vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản. Cụ thể như sau:

_Đầu tiên, những con số tài chính thường cho biết hoạt động sản xuất – kinh doanh có ổn định và phát triển hay không. Tính lưu động của chứng khoán cũng thể hiện điều này. Doanh nghiệp lớn uy tín, làm ăn tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại, tình hình kinh doanh không tốt, tính thanh khoản cũng thấp.

 

_Tiếp đến, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều tuân theo và chịu tác động từ chính sách – quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý. Do đó, tính thanh khoản cũng không nằm ngoài sự tác động này.

  • Ví dụ năm 2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành chỉ số 03 về về khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã trở thành cú sốc với thị trường chứng khoán. Thời điểm ban hành Chỉ thị này, thị trường chứng khoán lao dốc, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh nhưng nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

_Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán trong nước hiện nay là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua 30% cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước (đối với tổ chức tín dụng) đã niêm yết và được mua 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết.

  • Quy định này khiến giới đầu tư nước ngoài dù mạnh tay cũng không được phép mua hết cổ phiếu trong tầm ngắm. Họ buộc phải lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp nhất, hữu ích nhất. Điều này đồng nghĩa cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với giới đầu tư ngoại quốc bị hạn chế hơn.
  • Một yếu tố khách quan khác ảnh hưởng tiêu cực tới tính thanh khoản của thị trường là tình hình tiêu dùng trong nước. Nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng cao tức là người dân đang chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng của họ tăng cao. Do đó, số tiền người dân dành cho việc đầu tư chứng khoán sẽ ít đi.

 

_Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới tính thanh khoản là tâm lý của các nhà đầu tư. Việc mua bán trên thị trường phụ thuộc nhiều vào thời điểm và nhu cầu của nhà đầu tư. Khi thị trường đang khởi sắc thì nhà đầu tư cũng hứng thú chi tiền mua bán hơn. Còn khi thị trường đang giảm điểm, chắc chắn nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, dè dặt và tính toán cẩn trọng hơn. Dù rằng thời điểm thị trường đi xuống là lúc như cầu mua vào tăng cao nhưng đồng thời lúc này nhà đầu tư cũng lo ngại tính thanh khoản thị trường thấp.

 

Trên thị trường, các loại sản phẩm đều có mối quan hệ liên thông với nhau như vàng, bất động sản hay bảo hiểm… Mỗi khi thị trường có dấu hiệu biến động đều ảnh hưởng toàn diện đến thị trường chứng khoán. Do đó, để hạn chế rủi ro nhà đầu tư sẽ tìm cách phân bổ nguồn vốn vào các lĩnh vực khác nhau.

 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!

 

Xem thêm các bài viết: 

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125