Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Những điều cần biết về chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) Những điều cần biết về chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Những điều cần biết về chỉ báo Relative Vigor Index (RVI)

 

Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) đo lường sức mạnh của một xu hướng bằng cách so sánh giá đóng cửa của tài sản với phạm vi giao dịch của nó và đơn giản hóa kết quả. Chỉ số này được tạo ra dựa trên ý tưởng rằng trong một thị trường tăng giá thì giá đóng cửa thường sẽ cao hơn giá mở cửa. Ở khía cạnh này, RVI khá giống với chỉ báo Stochastic Oscillator. Sự khác biệt giữa hai chỉ báo này là RVI so sánh giá đóng cửa với giá mở cửa, không phải với mức giá thấp.

 

Chỉ báo RVI là gì?

RVI (Relative Vigor Index) là một chỉ báo dao động có tác dụng đo lường sức mạnh đằng sau một biến động giá. Nó cho chúng ta manh mối về việc liệu xu hướng còn có thể tiếp tục hay sự đảo chiều sắp xảy ra.

 

Chỉ báo RVI dựa trên nguyên tắc rằng trong một xu hướng tăng, hầu hết giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa. Tương tự, trong một xu hướng giảm, giá đóng cửa hầu như sẽ thấp hơn giá mở cửa. Nói cách khác, chỉ báo RVI có thể xác định tình trạng xu hướng bằng cách so sánh giữa giá đóng cửa và giá mở cửa.

 

Định nghĩa chỉ báo Relative vigor index

Áp dụng chỉ báo Relative Vigor Index vào Trading

Để đưa trị số của chỉ báo về range hàng ngày, chúng ta lấy thay đổi giá chia cho range cao nhất của giá trong ngày. Sử dụng Trung bình động giản đơn (Simple Moving Average) để có kết quả mượt hơn, thông thường là đường SMA 10 giai đoạn. Để tránh những kết quả không chắc chắn, anh em nên thêm một đường tín hiệu (signal line) 4 giai đoạn, cũng là đường moving average đối xứng của chỉ báo Relative Vigor Index. Sự hội tụ của các đường sẽ là tín hiệu mua hoặc bán.

 

  • Chỉ báo càng cao, giá tăng càng mạnh mẽ; chỉ báo càng giảm, giá càng giảm rõ hơn;
  • Nếu chỉ báo cắt đường tín hiệu từ trên xuống, đây là tín hiệu bán; nếu chỉ báo cắt đường tín hiệu từ dưới lên; tín hiệu mua xảy ra.

Công thức tính chỉ báo RVI:

Chỉ báo RVI được cài đặt mặc định ở 10 chu kỳ và gồm hai đường: đường RVI và đường tín hiệu. Công thức tính chỉ báo này như sau:

RVI = (giá đóng cửa – giá mở cửa) / (giá cao nhất –giá thấp nhất)

Tìm hiểu thêm:

Cách sử dụng chỉ báo RVI

Điểm mấu chốt chính của RVI là nó dựa trên chỉ số RSI và xem xét tất cả các mức độ đa dạng hóa bị bỏ qua bởi chỉ số RSI. Tuy nhiên, RVI là một chỉ số giao động nhưng lại không phải là một chỉ số giao động cổ điển; và đây là lý do vì sao không thể sử dụng nó một cách độc lập. Do vậy, tốt hơn hết là kết hợp các tín hiệu của RVI với các tín hiệu của chỉ số giao động như chỉ số RSI.

 

  • Nếu chỉ số RSI cùng với RVI đi vào vùng quá bán và vượt quá 70% thì đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự tăng giá sẽ sớm kết thúc và bắt đầu một quá trình ngược lại.
  • Nếu cả RSI và RVI cùng xuống dưới 30%, nói cách khác là ở trong vùng quá mua, thì cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự tăng giá.

Cách sử dụng chỉ báo Relative vigor indexla

Do đó chúng ta nên sử dụng kết hợp hai chỉ số này hơn là áp dụng chúng một cách độc lập.

Ngoài ra, một cách áp dụng khác với RVI đó là phát hiện ra sự phân kỳ và hội tụ với mức giá. Nếu mức giá tăng trong khi chỉ số lại giảm thì tức là mức giá đang chuẩn bị đi xuống (trường hợp phân kỳ).

 

Trường hợp ngược lại cũng đúng: chỉ số giảm trong khi mức giá tăng, và điều này báo hiệu mức giá sẽ giảm (trường hợp hội tụ).

Sự hình thành những tín hiệu này sẽ thích đáng hơn khi RVI ở trong vùng quá mua hoặc quá bán. Nhưng ngay cả trong trường hợp RVI ở trong vùng trung lập (từ 30% đến 70%) thì tín hiệu phân kỳ/hội tụ vẫn sẽ có ý nghĩa.

 

Diễn giải:

  • Hội tụ / Phân kỳ. Nếu mức giá đỉnh mới cao hơn đỉnh trước đó, trong khi đỉnh RVI mới lại thấp hơn đỉnh trước đó (tức phân kỳ) thì hãy tìm RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi lên rồi mua vào. Nếu mức giá đáy mới thấp hơn đáy trước đó, trong khi đáy RVI mới cao hơn đáy trước đó (tức hội tụ giảm giá) thì đi tìm giá trị RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi xuống rồi bán ra.
  •  Điều kiện mua / bán quá mức. Nếu thị trường đi ngang, hãy tìm giá trị RVI để thoát khỏi vùng mua quá mức (đỉnh) hoặc bán quá mức (đáy) để thấy tín hiệu bán / mua. Lưu ý rằng chỉ báo này không có vùng mua hay bán quá mức, do đó các trader cần tự làm việc này.

 

Cần lưu ý rằng RVI xem xét tỷ lệ thông số lớn hơn so với chỉ số RSI và những tín hiệu nhận được với sự trợ giúp của chỉ số RVI sẽ tốt hơn rất nhiều.

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125