Cách giao dịch chứng quyền có đảm bảo như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Chứng quyền bảo đảm (Covered warrant – CW)
Là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên Sàn giao dịch HSX. Nhà đầu tư trả phí cho CTCK để được quyền mua Chứng khoán cơ sở tại một mức giá và thời điểm được xác định trước.
Chứng quyền có 2 loại chứng quyền mua và chứng quyền bán. Quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch HSX thì các CTCK chỉ phép được phát hành Chứng quyền mua.
Các thông tin cơ bản của Chứng quyền
Theo quy định, CW kỳ hạn từ 3-24 tháng. Công ty chứng khoán trong đợt phát hành đầu tiên chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 3 tháng, cạnh kỳ hạn 6 tháng.
Trong giai đoạn đầu, có 10 mã chứng quyền được HSX đưa vào giao dịch như sau:
Xem thêm:
- Chứng khoán phái sinh là gì? Những loại thị trường phái sinh?
- Chứng quyền là gì ? Những điều cần lưu ý về chứng quyền
Giao dịch chứng quyền
Mua – Bán chứng quyền: Có 2 cách để nhà đầu tư mua chứng quyền: Mua trên thị trường sơ cấp ( đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành ) hay mua ở thị trường thứ cấp ( mua trên sàn giao dịch sau khi chứng quyền đã niêm yết)
Tương tự với giao dịch mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch hoặc chờ đến ngày chứng quyền đáo hạn, TCPH sẽ hạch toán lời lỗ và thanh toán cho NĐT.
Tài khoản giao dịch: CW giao dịch như một cổ phiếu nên NĐT chứng quyền không cần mở mới tài khoản mà sử dụng chung tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.
Thời gian giao dịch và phiên đóng cửa, mở cửa sẽ tương tự như thời gian giao dịch của cổ phiếu trên HOSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 CW.
Thời gian thanh toán: Bù trừ đa phương, T+2
Giá tham chiếu: Giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch ngày hôm sau.
Giá trần/sàn của CW: được xác định theo công thức sau:
Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi
Các trạng thái của chứng quyền mua
Chứng quyền mua gồm 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ.
Tại thời điểm đáo hạn nếu CW:
- Trạng thái có lãi: Nhà đầu tư nhận được phần lãi chênh lệch
- Trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ: Nhà đầu tư sẽ không nhận được thanh toán chênh lệch
Trạng thái của chứng quyền không phải Lãi/lỗ của nhà đầu tư. Để tính lãi lỗ tại đáo hạn, nhà đầu tư sử dụng số tiền được nhận từ CTCK đem trừ đi chi phí vốn mua CW.
Cách đọc mã chứng quyền và giải thích các thuật ngữ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá CW
- Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: Là hai yếu tố quan trọng xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.
- Thời gian đáo hạn: Thể hiện giá trị thời gian CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài giá trị của CW càng cao.
- Biến động giá chứng khoán cơ sở: Là mức độ dao động giá chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn, do đó giá của CW cũng cao.
- Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm tác động đến việc xác định giá CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Vì vậy, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.
Qua bài viết, hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để được cập nhật những bài viết mới nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online