Mô hình giá tam giác còn được gọi là mô hình song phương, nghĩa là sau khi phá khỏi mô hình, giá có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Sau đây Học Viện Đầu Tư sẽ giới thiệu chị tiết về mô hình tam giác thông qua bài viết bên dưới nhé.
Mô hình Tam Giác là gì?
Mô hình Tam Giác (tiếng Anh là Triangel) là mô hình báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi phá vỡ mô hình Tam Giác một cách mạnh mẽ về một phía.
Trong khu vực tam giác này, cả bên mua và bên bán đều không cho thấy sự chiến đấu gắt gao để tạo ra thắng lợi cho một bên.
Cả hai bên đều muốn chờ đợi một tín hiệu gì đó rõ ràng hơn cho đến tận cuối của tam giác.
Càng về cuối tam giác, biên độ giá ngày càng hẹp, một bên quyết định dồn hết sức tung đòn và đã knock out đối phương.
Bạn sẽ không biết giá sẽ đột phá theo hướng nào, bạn chỉ có thể biết rằng giá “khả năng cao” sẽ bùng nổ mạnh mẽ sau khi phá vỡ tam giác.
Phân loại mô hình giá Tam giác và cách giao dịch
Tam giác cân – Symmetrical triangle
Mô hình tam giác cân là mô hình mà đường nối các đỉnh bên trên và đường nối các đáy bên dưới tụ lại với nhau tại phần mũi, tạo thành hình giống như tam giác
Điều xảy ra ở đây là thị trường đang tạo ra những đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn, nghĩa là cả phe mua lẫn phe bán không phe nào đủ sức đẩy giá đi xa để tạo ra một xu hướng rõ ràng
Nếu đây là một trận chiến giữa phe mua và phe bán thì kết quả hiện đang hòa
Đây là một dạng khác của việc giá đang cô đọng lại
Trong biểu đồ bên trên, có thể thấy cả phe mua lẫn bán đều không thể đẩy giá đi theo chiều của họ muốn. Điều này thể hiện trên biểu đồ qua việc giá tạo các đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn
Khi hai đường bên trên và dưới đến gần nhau hơn có nghĩa là khả năng phá vỡ sắp xảy ra. Chúng ta không biết giá sẽ đi theo chiều nào nhưng chúng ta có thể biết rằng thị trường sắp bùng nổ và giá sẽ đi về 1 phía
Vậy làm sao có thể giao dịch với mô hình này?
Chúng ta có thể đặt lệnh chờ bên trên cạnh trên và bên dưới cạnh dưới của tam giác. Vì chúng ta đã đoán được rằng giá sớm muộn gì cũng phá vỡ mô hình ở 1 phía nên chúng ta cứ chuẩn bị sẵn để đi theo hướng mà giá chọn
Trong ví dụ trên, nếu chúng ta đặt lệnh chờ mua ở trên cạnh trên mô hình tam giác, chúng ta sẽ có lợi nhuận tốt
Nếu bạn có đặt lệnh chờ bán ở dưới cạnh dưới của tam giác thì có thể hủy lệnh ngay sau khi giá đã chạm vào lệnh ở trên
Tam giác tăng – Ascending triangle
Mô hình này xuất hiện bao gồm 1 cạnh ngang bên trên và 1 cạnh dốc lên bên dưới cho tam giác
Mô hình này diễn ra do giá đã gặp 1 vùng kháng cự mà phe mua không thể đẩy giá vượt qua đó. Tuy nhiên, họ dần dần đẩy giá lên cao hơn, thể hiện qua việc tạo ra những đáy cao hơn ở bên dưới
Trong biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy rằng phe mua đang bắt đầu tăng thêm sức mạnh bởi vì họ luôn tạo ra những đáy cao mới. Phe mua tạo áp lực mạnh lên kháng cự ở bên trên và kết quả là sự phá vỡ xảy ra
Câu hỏi được đặt ra sẽ là “Giá sẽ đi theo hướng nào? Phe mua sẽ phá được kháng cự hay kháng cự sẽ thắng?”
Nhiều kiến thức sách vở cho rằng trong hầu hết trường hợp, phe mua sẽ thắng trận chiến và giá sẽ phá vỡ kháng cự
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi vùng kháng cự quá mạnh và phe mua không có đủ sức để phá vỡ vùng này
Giá thường sẽ đi lên sau khi phá vỡ mô hình trong phần lớn trường hợp. Điểm chúng tôi muốn nói là bạn đừng quá ám ảnh vào việc giá sẽ đi bên nào, mà bạn hãy sẵn sàng cho việc nó đi bất cứ bên nào cũng được
Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh chờ mua phía trên đường kháng cự bên trên và lệnh chờ bán ở dưới cạnh dốc lên bên dưới
Trong trường hợp này, phe mua đã thua trong cuộc chiến và giá đã giảm điểm. Bạn có thể thấy mức độ giảm điểm xấp xỉ với chiều cao của mô hình tam giác
Nếu chúng ta có lệnh chờ bán phía dưới cạnh dưới của tam giác này thì chúng ta đã có lợi nhuận
Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu hình giá Three rising valleys – Ba đáy tăng dần
- Mô hình giá Spikes and Tails – Giật tạo đỉnh /Giật tạo đáy là gì
- Thông tin mô hình giá Three Falling Peaks – Ba đỉnh thấp dần
Tam giác giảm – Descending Triangle
Đây là mô hình ngược lại với tam giác tăng bên trên. Mô hình tam giác giảm bao gồm một hỗ trợ nằm ngang ở dưới và một cạnh trên dốc xuống với các đỉnh thấp dần.
Trong biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy rằng giá dần dần tạo những đỉnh thấp hơn, có ý như là phe bán đang thắng thế so với phe mua
Trong phần lớn trường hợp, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ bên dưới và tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, khi mà hỗ trợ quá mạnh, giá sẽ bật lên trở lại và tạo thành hướng lên mạnh
Tin tốt ở đây là chúng ta không cần quan tâm đến việc giá sẽ đi đâu. Chúng ta chỉ cần biết rằng nó sẽ đi đâu đó và sẽ chuẩn bị sẵn kế hoạch giao dịch. Có thể đặt lệnh chờ bán phía dưới hỗ trợ và lệnh chờ mua phía trên cạnh trên của tam giác
Lưu ý quan trọng về mô hình tam giác
Trong mỗi bài viết, mình đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy túi và lỗ chỏng vó. Vì vậy hãy thật thận trọng trong các giao dịch của mình, để không đem lại rủi ro quá lơn cho bản thân.
Kết luận
Học Viện Đầu Tư vừa giới thiệu với bạn về mô hình tam giác, hy vọng qua bài viết này bạn có thể áp dụng chúng để phân tích chính xác trong giao dịch nhé.
Xem thêm:
- 3 Sàn ECN tốt nhất để giao dịch Forex, chứng khoán
- 5 sàn forex được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay
- 3 sàn giao dịch có nền tảng copy trader tốt nhất